Hành trình nuôi con luôn đòi hỏi người mẹ phải có những kiến thức cơ bản nhất và phù hợp nhất cho con. Do đó MamiBuy quyết định tổng hợp một chuỗi bài chăm con theo từng giai đoạn để giúp các bố mẹ có cái nhìn bao quát và rõ ràng hơn. Từ đó tìm ra các phương hướng để chăm sóc con được tốt hơn. 1. Giai đoạn từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi Phản xạ cơ bản khi cho con bú Phản xạ gốc tìm vú mẹ (rooting reflex) giúp bé sơ sinh hướng về bầu ngực của mẹ và phản xạ mút sữa (sucking reflex). Hình thức cho con bú Chỉ có sữa mẹ hoặc sữa công thức Lưu ý Hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa phát triển toàn diện, vì vậy nên giới hạn các loại thức ăn có độ cô đặc cao. 2. Giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi Dấu hiệu sẵn sàng cho bé ăn dặm - Bé có thể ngẩng đầu lên và ngồi thẳng trên ghế cao - Bé đã tăng cân đáng kể (tăng gấp đôi trọng lượng sơ sinh) và nặng ít nhất 6kg - Bé có thể ngậm trọn bầu muỗng - Có thể đưa thức ăn vào miệng bé Cho con ăn gì? - Sữa mẹ hoặc sữa công thức và ăn dặm kèm - Rau củ nấu chín xay nhuyễn (khoai lang, bí đao, cà rốt) - Trái cây xay nhuyễn (táo, chuối, đào) - Thịt xay nhuyễn (thịt gà, thịt lợn, thịt bò) - soup loãng, ngũ cốc ăn dặm - Một lượng nhỏ sữa chua không đường (không chứa sữa bò cho đến 1 tuổi) Liều lượng cho bé ăn dặm - Bắt đầu với khoảng 1 muỗng cà phê thực phẩm xay nhuyễn hoặc ngũ cốc. Trộn ngũ cốc với 4 đến 5 muỗng cà phê sữa mẹ hoặc sữa công thức. - Tăng dần lên với 1 muỗng canh thực phẩm xay nhuyễn, hoặc 1 muỗng ngũ cốc trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức, hai lần một ngày. Nếu bạn muốn cho con ăn ngũ cốc, hãy tăng dần độ đặc bằng cách sử dụng ít nước pha hơn. Lưu ý - Nếu em bé của bạn không chịu ăn những món được đút lần đầu, hãy thử lại sau một vài ngày nhé! - Cho bé thử món mới một lần thôi. Cách khoảng hai hoặc ba ngày mới đổi món mới cho bé (Khoảng thời gian này để quan sát nếu em bé hoặc gia đình có tiền sử dị ứng) Bạn cũng nên viết ra các loại thực phẩm đã cho bé thử qua. Nếu cơ thể bé có phản ứng bất thường sau khi ăn, nhật ký ăn dặm sẽ giúp xác định nguyên nhân dễ dàng hơn. - Thứ tự về các món mới cho bé ăn thử thường không gây ảnh hưởng. Bạn có thể tìm thêm tư vấn tốt hơn từ bác sĩ. 3. Giai đoạn từ 6 đến 8 tháng tuổi Cho con ăn gì? - Sữa mẹ hoặc sữa công thức và ăn dặm kèm - Trái cây xay nhuyễn hoặc ép (chuối, lê, táo, đào, bơ) - Rau củ nấu chín xay nhuyễn hoặc ép (cà rốt, bí, khoai lang - nấu chín) - Thịt xay nhuyễn (thịt gà, thịt lợn, thịt bò) - Đậu phụ xay nhuyễn - Một lượng nhỏ sữa chua không đường (không chứa sữa bò cho đến 1 tuổi) - Các loại đậu được xay nhuyễn (đậu đen, đậu xanh, đậu nành lông (Nhật), đậu tằm fava, đậu mắt đen, đậu lăng, đậu đỏ tây) - Ngũ cốc tăng cường chất sắt (yến mạch, lúa mạch) Liều lượng cho bé ăn dặm - 1 muỗng (cà phê) trái cây, tăng dần lên 2 hoặc 3 muỗng trong bốn lần đút bé. - 1 muỗng (cà phê) rau, tăng dần lên 2 hoặc 3 muỗng trong bốn lần đút bé. - 3 đến 9 muỗng (canh) ngũ cốc trong 2 hoặc 3 lần đút bé. 4. Giai đoạn từ 8 đến 10 tháng tuổi Dấu hiệu sẵn sàng cho bé ăn dặm BLW - Tương tự như 6 đến 8 tháng - Bốc đồ vật bằng ngón tay cái và ngón trỏ (như gọng kìm) - Có thể chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia - Đặt mọi thứ vào miệng - Có thể nhai bằng răng hàm Cho con ăn gì? - Sữa mẹ hoặc sữa công thức và ăn dặm kèm - Một lượng nhỏ phô mai tiệt trùng mềm, phô mai và sữa chua không đường - Rau nghiền (cà rốt nấu chín, bí, khoai tây, khoai lang) - Trái cây nghiền (chuối, đào, lê, bơ) - Món ăn bốc Finger foods (bánh ngũ cốc hình chữ O, một ít trứng chiên, miếng khoai tây nấu chín, mì ống xoắn ốc (spiral pasta) nấu chín, bánh quy giòn, miếng bánh mì nhỏ) - Thức ăn giàu Protein (những miếng thịt nhỏ: thịt gia cầm, cá không xương, đậu phụ, sữa hạt, và đậu nấu chín như đậu lăng, đậu Hà Lan hoặc đậu đen) - Ngũ cốc tăng cường chất sắt (lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp) Liều lượng cho bé ăn dặm 1/4 đến 1/3 cốc sữa (hoặc 14g phô mai) 1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc tăng cường chất sắt 3/4 đến 1 chén trái cây 3/4 đến 1 chén rau 3 đến 4 muỗng canh thực phẩm giàu protein 4. Giai đoạn từ 8 đến 10 tháng tuổi Dấu hiệu sẵn sàng cho bé ăn dặm những món đặc và thô khác - Tương tự như 8 đến 10 tháng - Nuốt thức ăn dễ dàng hơn - Bé đã mọc được nhiều răng hơn - Bé không còn đẩy thức ăn ra khỏi miệng bằng lưỡi - Bé thử dùng muỗng Cho con ăn gì? - Sữa mẹ hoặc sữa công thức và ăn dặm kèm - Phô mai tiệt trùng mềm, sữa chua, phô mai (không có sữa bò cho đến 1 tuổi) - Trái cây nghiền hoặc cắt thành khối - Rau nấu chín mềm (đậu Hà Lan, cà rốt) - Thực phẩm kết hợp (Mì ống và phô mai, thịt hầm) - Thức ăn giàu Protein (những miếng thịt nhỏ: thịt gia cầm, cá không xương, đậu phụ và đậu nấu chín như đậu lăng, đậu Hà Lan hoặc đậu đen) - Món ăn bốc Finger foods (bánh ngũ cốc hình chữ O, một ít trứng chiên, miếng khoai tây nấu chín, mì ống xoắn ốc (spiral pasta) nấu chín, bánh quy giòn, miếng bánh mì nhỏ) - Ngũ cốc tăng cường chất sắt (lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp) Liều lượng cho bé ăn dặm 1/3 cốc sữa (hoặc 14g phô mai) 1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc tăng cường chất sắt 3/4 đến 1 chén trái cây 3/4 đến 1 chén rau Thực phẩm kết hợp 1/8 đến 1/4 cốc 3 đến 4 muỗng canh thực phẩm giàu protein Như vậy trong khoảng thời gian trước khi thôi nôi, các mốc thời gian sẽ đánh dấu sự phát triển rõ rệt của bé qua thói quen ăn uống hàng ngày. Các bố mẹ hãy chú ý theo dõi con để nắm bắt các dấu hiệu khi gần đến giai đoạn chuyển ngoặc của bé nha! Trên đây là một số khái quát chung đối với các bé từ sơ sinh cho đến 10 tháng tuổi để bố mẹ tham khảo, tùy theo khả năng hấp thu và thể trạng từng bé mà bố mẹ có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với bé nhất. Mẹ có thể tham khảo thêm thực đơn ăn dặm để làm phong phú bữa ăn cho con nhé! Đọc thêm: Series cẩm nang nuôi con theo từng độ tuổi - Phần 2: Giấc ngủ của bé từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi Series cẩm nang nuôi con theo từng độ tuổi - Phần 3: 12 lý do khiến bé khóc và cách để dỗ bé