Khi biết tin con mình bị sứt môi, hở hàm ếch, chắc hẳn bố mẹ nào cũng có cảm giác choáng váng, vì không ai có thể dự đoán trước được điều này. Thế nhưng bố mẹ cũng không nên quá lo lắng bởi vì sứt môi và hở hàm ếch có thể chữa được, nhưng trước hết bố mẹ cần phải có hiểu biết rõ về căn bệnh này cũng như chăm sóc bé bị hở hàm ếch đúng cách. Sứt môi và hở hàm ếch là gì? Sứt môi và hở hàm ếch có thể do yếu tố gen (di truyền) và yếu tố môi trường, khi em bé còn ở trong phôi thai, phần môi phát sinh sự phân chia tế bào bất thường. Thông thường khi thai nhi được 20 tuần tuổi có thể phát hiện hở hàm ếch thông qua siêu âm. Dựa vào mức độ nghiêm trọng của việc phân tách mà chia ra ba trường hợp là hở hàm ếch, sứt môi, hở hàm ếch và sứt môi. Sứt môi là có khe nứt ở một bên hay cả hai bên đường giữa môi trên. Hở hàm ếch là khe hở giữa hàm miệng và khoang mũi. Sứt môi (trên), hở hàm ếch (dưới) là dị tật bẩm sinh rất thường gặp ở trẻ em Nguyên nhân sứt môi và hở hàm ếch Sứt môi và hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh, nguyên nhân có thể do di truyền và tác động của mang thai. Di truyền là trong nhiễm sắc thể có nhiều gen không tốt, hoàn cảnh môi trường là do mẹ phản ứng với các loại thuốc như bệnh sởi Đức, gen sinh ung, chống động kinh, steroid và các thuốc khác, chụp X-quang quá nhiều khi mang thai, snhiều bức xạ X-quang trong khi mang thai, thai nhi thiếu dinh dưỡng cũng có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Vì vậy, nếu sinh bé bị sứt môi và hở hàm ếch, ba mẹ không đổ lỗi cho bản thân, về cơ bản nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vẫn chưa được tìm ra. Nếu như ba mẹ không bị thì có thể không liên quan gì tới ba mẹ cả, nhưng xác suất của trẻ sinh ra bị sứt môi và hở hàm ếch càng ngày càng tăng nên các ba mẹ cũng cần đặc biệt chú ý nhé! Sứt môi và hở hàm ếch có thể chữa được nha! Chữa được nhưng cần thời gian các bố các mẹ ạ! Sau khi bé được 3 thàng tuôi có thể bắt đầu chữa sứt môi và sửa hàm ếch, khi được một tuổi có thể điều trị vết hở, sau hai tuổi rưỡi bắt đầu trị liệu ngôn ngữ. Bác sẽ cũng sẽ liên tục kiểm tra tai giữa của trẻ, lúc này cũng cần chú ý bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé, bởi vì hở hàm ếch khiến cho việc làm sạch răng miệng bị khó khăn; từ 7 đến 11 tuổi có thể dựa vào tình hình để làm phẫu thuật, đến 17 tuổi có thể kết thúc quá trình trị liệu. Hiện nay y học tiên tiến có thể điều trị hiệu quả bệnh sứt môi và hở hàm ếch Phòng tránh sứt môi và hở hàm ếch bằng cách nào? Sứt môi và hở hàm ếch về cơ bản không có cách phòng tránh cụ thể, nhưng mẹ có thể dựa vào siêu âm thai để biết được con có bị mắc bẹnh hay không. Ngoài ra mẹ cũng cần chú ý đến việc bổ sung dinh dưỡng xong quá trình mang thai, tốt nhất là bổ sung thêm nhiều vitamin nhóm B như dầu cá, canxi và axit folic khi mang thai. Chăm sóc con bị sứt môi và hở hàm ếch như thế nào? Tình trạng chung của em bé bị hở hàm ếch là uống sữa sẽ chảy ra khỏi mũi, mẹ có thể hỏi bác sĩ về loại bình sữa chuyên dụng, khi có con bú cũng nên đứng thẳng tránh để con bị trớ sữa, cho con ăn nhiều bữa với lượng ít, ăn xong nhớ vỗ ợ hơi để tránh cho con bị đầy hơi. Chăm sóc răng miệng cho bé cũng vô cùng quan trọng, giúp sẽ sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ cao răng, sử dụng kem đánh răng và nước xúc miệng có chứa fluoride để giữ cho răng của trẻ được chắc khỏe. Ngoài ra, cần chú ý đến chức năng phát âm và thính giác của trẻ, nếu có điều kiện có thể phối hợp với giáo viên ngôn ngữ trị liệu và bác sĩ phục hồi chức năng quan sát trẻ xong quá trình trị liệu. Cuối cùng bé bị sứt môi và hở hàm ếch sẽ vì vẻ bề ngoài của mình mà cảm thấy tự ti, lúc này bố mẹ cần phải động viên và ở bên cạnh con. Khoa học hiện nay đã rất phát triển và hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề nhưng vẫn cần ba mẹ chú ý và đồng hành với con trong quá trình trị liệu nhé!