Sắt là nguyên liệu chính để sản xuất ra tế bào hồng cầu khỏe mạnh, góp mặt trong nhiều hoạt động sống của con người. Thiếu sắt dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt, gây tác động xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, uống bổ sung sắt đúng cách giúp phòng ngừa và điều trị thiếu máu thiếu sắt hiệu quả. Cùng tìm hiểu bổ sung sắt cho người lớn như thế nào an toàn và hiệu quả nhất. Triệu chứng thiếu sắt ở người lớn cần biết Triệu chứng thiếu sắt là không giống nhau ở mỗi người. Tuổi tác, giới tính, sức khỏe tổng quát, cơ địa, lịch sử bệnh lý và mức độ thiếu sắt khác nhau sẽ cho ra những triệu chứng thiếu sắt khác nhau. Nhìn chung những dấu hiệu cơ thể đang thiếu sắt phổ biến cần chú ý bao gồm: Da dẻ xanh xao nhợt nhạt: Việc thiếu hụt hồng cầu khiến da dẻ của người bệnh thiếu máu nhợt nhạt, tái xanh, đặc biệt là ở những vị trí dễ nhận biết như lòng bàn tay, bàn chân, khóe mắt, da môi,… Tim đập nhanh: Dấu hiệu này rất phổ biến và dễ nhận biết ở những người thiếu máu do thiếu sắt. Lượng hemoglobin không đủ dẫn đến sụt giảm lượng oxy trong máu, gây ra tình trạng hô hấp khó khăn, chóng mặt, tim đập nhanh. Rụng tóc và bong tróc móng: Sắt là chất quan trọng giúp tóc và móng luôn chắc khỏe. Do đó nếu trong máu không đủ lượng sắt cần thiết, các mô này cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tóc móng sẽ trở nên yếu ớt và dễ bị tổn thương gây ra bong tróc, gãy rụng. Đau đầu, suy giảm trí nhớ : Thiếu sắt trong máu là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu thường xuyên, suy giảm trí nhớ và hạn chế khả năng tư duy. Suy giảm khả năng miễn dịch: Không đủ sắt khiến quá trình sản sinh các tế bào bạch cầu T-Lymphocytes bị chậm lại. Những tế bào này đảm nhận chức năng phòng vệ, ngăn các vi khuẩn xâm nhập hệ miễn dịch của con người. Do đó khi thiếu sắt, hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn. >>Xem thêm: thuốc bổ máu cho người già ngừa thiếu máu thiếu sắt Nguồn bổ sung sắt cho người lớn hiệu quả nhất Bổ sung sắt cho người lớn qua bữa ăn hằng ngày Để phòng ngừa tình trạng thiếu sắt trong cơ thể, việc cần thiết hằng ngày là chọn lựa các thực phẩm giàu sắt mà bổ sung hợp lý vào khẩu phần ăn thường ngày. Sắt có trong rất nhiều thực phẩm có mặt trong bữa ăn hằng ngày như: Thịt nac: Thịt cừu, thịt nai, gà, vịt, thịt lợn, thịt bò Rau xanh đậm: Bông cải xanh, rau chân vịt, cải xoăn, cải cầu vồng, cải bó xôi, súp lơ… Trái cây giàu vitamin C: Cam, quýt, bưởi, ổi, ớt đỏ… Gan động vật: Gan gà, gan lợn, gan bò là một nguồn thực phẩm giàu chất sắt tuyệt vời. Hải sản: Các loại hải sản có vỏ như sò, tôm, cua đều là nguồn thực phẩm cung cấp chất sắt tốt. Một số loại cá: Cá mòi, cá ngừ, cá hồi, cá tuyết, cá rô. Các loại đậu: Đậu lăng, đậu hà lan, đậu gà… >>Xem thêm: thuốc canxi cho người lớn ngừa nguy cơ loãng xương Bổ sung qua các viên uống bổ sung sắt Đối với những đối tượng có nhu cầu sắt cao như phụ nữ mang thai, cho con bú, người mới phẫu thuật, người đang bị thiếu sắt, … nếu chỉ ăn những thực phẩm giàu sắt có thể không đáp ứng đủ nhu cầu sắt hằng ngày, Do vậy, kết hợp chế độ ăn với việc sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung sắt là việc làm hết sức cần thiết. Để lựa chọn viên bổ sung sắt cần chú ý: Nên chọn sản phẩm có kết hợp sắt và các thành phần tạo máu như vitamin B6, B12, C. Đây đều là những vitamin hỗ trợ quá trình tạo ra những hồng cầu khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh về máu như thiếu máu hồng cầu khổng lồ, thiếu máu tán huyết. Chọn viên sắt có thành phần sắt hữu cơ, dễ hấp thu, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Ưu tiên những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh mua những sản phẩm xách tay không rõ nguồn gốc. Sau khi chọn mua được loại sắt phù hợp thì chúng ta nên uống sắt đúng cách. Thời điểm tốt nhất để uống sắt là vào buổi sáng, tuyệt đối không uống sắt buổi tối nhé. Uống viên sắt mỗi ngày có sao không? Khi uống đúng cách, đúng chỉ định, bạn hoàn toàn không cần lo lắng vấn đề này. Uống viên sắt đúng cách sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt nhanh hơn! >>Xem thêm: uống canxi với nước dừa được không Như vâtỵ cách bổ sung sắt đúng và đủ mỗi ngày giúp mọi người ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt hiệu quả, hạn chế các triệu chứng khó chịu như mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, xanh xao ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày.