Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều – khoảng 16 đến 17 giờ mỗi ngày. Nhưng hầu hết trẻ sơ sinh không ngủ quá 2 đến 4 giờ mỗi lần bất kể là ngày hay đêm trong suốt những tuần đầu tiên sau khi chào đời. Rất nhiều em bé có một lịch trình ngủ rất “bất thường” và khiến cho bố mẹ mệt mỏi vô cùng. Hầu hết khi mới có con, có lẽ bạn sẽ phải thức dậy nhiều lần trong đêm để thay tã, cho con bú và dỗ con quấy khóc. Nhưng chỉ cần chú ý một số chi tiết nhỏ dưới đây có thể bố mẹ sẽ giảm được vất vả và có thêm thời gian để ngủ hơn đấy! Tại sao không thể đoán trước trẻ sơ sinh sẽ ngủ vào lúc nào? Chu kỳ giấc ngủ của em bé ngắn hơn nhiều so với người lớn và em bé dành nhiều thời gian hơn cho giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM), điều này được cho là cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ xảy ra trong não của bé, cũng là giai đoạn của giấc ngủ khi não hoạt động tích cực và xuất hiện giấc mơ. Tất cả những yếu tố khó nắm bắt này là một giai đoạn cần thiết cho em bé của bạn nhưng sẽ không kéo dài lâu - mặc dù việc bạn bị thiếu ngủ vì nó sẽ khiến bạn cảm thấy thời gian dài như cả thế kỷ. Khi nào bé sẽ bắt đầu ngủ lâu hơn? Khi được 6 đến 8 tuần tuổi, hầu hết các bé bắt đầu ngủ trong thời gian ngắn hơn vào ban ngày và thời gian dài hơn vào ban đêm, mặc dù hầu hết các bé vẫn tiếp tục thức dậy để bú trong đêm. Bé cũng có thời gian ngủ REM ngắn hơn và thời gian ngủ sâu hơn, không REM. Trong khoảng từ 4 đến 6 tháng, các chuyên gia cho biết, hầu hết các bé đều có khả năng ngủ trong khoảng thời gian từ 8 đến 12 giờ suốt đêm. Một số trẻ sơ sinh ngủ kéo dài vào ban đêm sớm nhất là lúc 6 tuần tuổi, nhưng nhiều trẻ không đạt được mốc đó cho đến khi chúng được 5 hoặc 6 tháng tuổi và một số trẻ tiếp tục thức dậy vào ban đêm khi mới biết đi. Bạn có thể giúp bé ngủ nhiều về đêm sớm hơn nếu muốn bằng cách dạy bé thói quen ngủ tốt ngay từ đầu. Cách thiết lập thói quen ngủ tốt cho bé Dưới đây là một số lời khuyên để giúp bé ổn định giấc ngủ: 1. Cho bé cơ hội ngủ vài giấc ngắn vào ban ngày Trong sáu đến tám tuần đầu tiên, hầu hết trẻ sơ sinh không thể thức lâu hơn hai giờ một lần. Nếu bạn bế lâu hơn thời gian này trước khi đặt bé nằm xuống, bé có thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và khó ngủ về đêm. 2. Dạy bé sự phân biệt giữa ngày và đêm Một số trẻ sơ sinh là “cú đêm bẩm sinh” (điều này mẹ cũng có thể nhận ra khi mang thai nếu bị hích bụng vào giữa đêm) và sẽ tỉnh táo vào giờ ngủ của bố mẹ. Trong những ngày đầu, bạn sẽ không thể làm gì hơn để giải quyết vấn đề này. Nhưng một khi bé được khoảng 2 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu dạy bé phân biệt ban đêm với ban ngày. Khi bé thức vào ban ngày, hãy trò chuyện và chơi với bé nhiều nhất có thể, trong phòng bé luôn đủ ánh sáng, và đừng lo lắng về việc tìm cách giảm thiểu tiếng ồn vào ban ngày như tiếng điện thoại, âm nhạc hoặc “tiếng gầm” của máy giặt. Nếu bé có thói quen ngủ quá giờ cho bú, hãy nhẹ nhàng đánh thức bé dậy. Vào ban đêm, đừng chơi với bé khi bé thức dậy. Giữ cho ánh đèn mờ (không cho con ngủ dưới ánh sáng trắng) và giảm tiếng ồn, và dành quá nhiều thời gian để nói chuyện với bé. Chẳng bao lâu sau, bé sẽ bắt đầu nghĩ rằng ban đêm là thời điểm để ngủ. 3. Để ý những dấu hiệu cho thấy bé mệt mỏi Theo dõi bé để biết được những khi nào thì bé sẽ cảm thấy mệt và buồn ngủ. Chẳng hạn như khi bé dụi mắt, kéo tai, hoặc quấy khóc hơn bình thường. Nếu bạn phát hiện ra những điều này hoặc bất kỳ dấu hiệu buồn ngủ nào khác, hãy thử đặt bé xuống nôi ngủ. Bố mẹ hãy duy trì theo dõi mọi hành động cử chỉ của con để thiết lập thói quen đi ngủ cho bé theo ý mình. Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu thực hiện việc tạo thói quen đi ngủ cho bé. Đó có thể là một cái gì đó đơn giản như việc đặt bé vào ngủ khi đến giờ, hát một bài hát ru và cho con yêu một nụ hôn chúc ngủ ngon. Bí kíp luyện ngủ cho con cũng khá dễ dàng đúng không ạ! Các bố mẹ hãy thử ngay để có giấc ngủ thật ngon cho cả bé và chính mình nhé! Đọc thêm: Series cẩm nang nuôi con theo từng độ tuổi - Phần 1: Khái quát về các giai đoạn cho con bú và ăn dặm Series cẩm nang nuôi con theo từng độ tuổi - Phần 3: 12 lý do khiến bé khóc và cách để dỗ bé