Ngứa vùng kín khi mang thai là tình trạng có thể xuất hiện bất cứ giai đoạn nào trong thai kỳ. Hiện tượng này khiến mẹ bầu khó chịu, bứt rứt trong sinh hoạt hàng ngày và có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao để cải thiện? Tại sao khi mang bầu bị ngứa vùng kín? Bạn có thể nghĩ rằng ốm nghén và buồn nôn là những triệu chứng phổ biến nhất khi mang thai nhưng thật ra, ngứa âm đạo cũng góp mặt trong danh sách này đấy. Nguyên nhân có thể đến từ các tình trạng sau đây: Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi nồng độ nội tiết tố nữ khi mang thai là một trong những nguyên nhân khiến nhiều thai phụ bỗng nhiên bị ngứa vùng kín. Thời điểm bắt đầu mang thai, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone estrogen và progesterone làm cho độ cân bằng pH của âm đạo bị thay đổi từ đó làm cho âm đạo bị khô và ngứa. Sử dụng dung dịch vệ sinh gây kích ứng: Việc sử dụng sữa tắm vệ sinh vùng kín, dị ứng với thành phần có trong nước giặt quần áo hay giấy vệ sinh… dễ khiến vùng kín của mẹ trở nên nhạy cảm, tăng nguy cơ bị vi khuẩn tấn công gây viêm và xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Mẹ bầu mắc các bệnh phụ khoa: Viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, nhiễm trùng đường tiết niệu, rận lông mu… là những bệnh phụ khoa khiến cho vi khuẩn có cơ hội tấn công khiến cho vùng kín bị ngứa, sưng đỏ, đau rát, ra khí hư bất thường và có mùi hôi,… >>Xem thêm: thuốc sắt và canxi cho bà bầu ngăn ngừa thiếu máu loãng xương Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao để hết khó chịu? Thông thường, khi phát hiện tình trạng ngứa vùng kín trong các giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu cần phải chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày để khắc phục bệnh. Cụ thể: Vệ sinh vùng kín đúng cách Vùng kín của mẹ bầu có xu hướng ẩm ướt hơn khi mang thai do đó mẹ nên chăm sóc vùng kín cho bà bầu đúng cách mỗi ngày để vùng kín luôn khô thoáng và tránh sự xâm nhập của vi khuẩn. Vệ sinh vùng kín ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng nước ấm sạch để vệ sinh. Tuyệt đối không được thụt rửa âm đạo. Sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi quan hệ tình dục cần phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ và lau khô. Tìm hiểu các thành phần trong sữa tắm và dung dịch vệ sinh trước khi dùng, tránh những thành phần có khả năng gây kích ứng cao. Điều trị các bệnh phụ khoa Các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến, viêm tử cung… là những bệnh lý phụ khoa thường gặp và rất nhiều mẹ còn mắc các bệnh lý này từ khi chưa mang thai. Điều trị dứt điểm các bệnh phụ khoa này vừa giúp mẹ đỡ ngứa ngáy vừa bảo vệ sức khỏe cho các mẹ. Bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh mà chỉ định loại thuốc phù hợp để đảm bảo an toàn với thai nhi. Các mẹ bầu lưu ý không được chủ quan với tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai và tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống, bôi, đặt âm đạo khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Điều này có thể khiến nguy cơ dị tật thai nhi, sảy thai, sinh non tăng cao. >>Xem thêm: thuốc DHA cho bà bầu loại nào tốt Bổ sung các dưỡng chất cho vùng kín Mẹ bầu cần có chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất để cơ thể được tăng cường sức đề kháng tốt nhất giúp vùng kín khỏe mạnh và chống lại được sự tấn công của vi khuẩn. Sữa chua lúc này là thực phẩm tuyệt vời dành cho mẹ bầu, vì thành phần trong sữa chua có chất giúp cân bằng độ pH trong cơ thể. Việc sử dụng sữa chua đều đặn liên tục trong vài ngày có thể khiến triệu chứng ngứa vùng kín được cải thiện rõ rệt. Mặc quần áo và đồ lót phù hợp Mẹ bầu nên ưu tiên chọn lựa những loại quần áo và quần lót mềm mại, bằng vải cotton có khả năng thấm hút tốt để tránh vùng kín bị ẩm ướt nhất là vào thời tiết oi bức. Chọn đồ lót phù hợp giúp tình trạng ngứa khi mang thai được cải thiện hơn. Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt về sức khỏe. Vì thế các mẹ bầu hãy chăm sóc bản thân thật tốt, có thế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý, thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường dù là nhỏ nhất để con yêu được khỏe mạnh, chào đời bình an nhé. Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết cho thai kì: canxi, DHA, sắt cho bà bầu,… và nhớ thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường dù là nhỏ nhất để có thai kì trọn vẹn, khỏe mạnh nhất mẹ nhé! >>Xem thêm: cách uống sắt canxi và DHA cho bà bầu