Việc sử dụng máy xay thức ăn dặm cho con hiện nay luôn được nhiều mẹ, bà, vú nuôi sử dụng như một vật dụng rất tiện lợi. Bản thân mẹ Na luôn đề cao sự tiện lợi của máy xay, nhanh, gọn đỡ mất thời gian và công sức. Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó, lạm dụng việc xay thức ăn cho con sẽ làm cho bé lười vận động nhai, không tăng khả năng ăn thô được đúng thời gian và hệ lụy là bé lớn đến 2-3 tuổi vẫn ăn cháo, nuốt trộng, không nhai, không ăn được rau, thịt, cá…. Các mẹ có theo dõi thực đơn ăn dặm của Soy sẽ thấy rằng mẹ Na luôn để ý đến việc tăng độ thô cho em. - Bắt đầu từ cháo nấu với tỉ lệ 1:10, đến 1:7, rồi 1:5, nhiều mẹ thắc mắc về cách nấu cháo như thế này thì dù với tỉ lệ nào khi xay hoặc rây ra thì cũng như nhau, thật ra là độ thô được đánh giá dựa trên độ cứng của hạt gạo, khi nấu với tỉ lệ nước giảm dần thì độ thô sẽ tăng lên, các mẹ phân biệt đặc loãng và thô mịn của cháo nhé! - Vào tháng 6 bắt đầu ăn dặm thì lượng ăn của con rất ít, việc sử dụng máy xay là không cần thiết trừ những loại thức ăn như rau có nhiều xơ thì cần đến máy xay nhé. Mẹ Na luôn cố gắng rây thức ăn cho Soy, bắt đầu bằng rây lỗ nhỏ rồi đến rây lỗ lớn (mẹ Na mua ở siêu thị). - Đến tháng thứ 7, 8 mẹ Na nấu cháo 1:7 , rây qua rây lỗ to. Vào các bước chuyển tiếp độ thô, mẹ Na thường rây ½ thức ăn xuống bát con, còn ½ sẽ hòa vào phần đã rây. Đương nhiên là 2-3 ngày vào các bước chuyển tiếp độ thô, con sẽ chưa thích nghi được và việc ọe sẽ xảy ra, không còn cách nào khác là hai mẹ con cùng kiên nhẫn và cố gắng. Mẹ Na sẽ theo sát và giúp đỡ Soy vào các những ngày này, tầm 2-3 ngày là em sẽ thích nghi. - Qua tháng thứ 9 thì thực phẩm sẽ được băm nhuyễn, cắt nhỏ , khi nấu sẽ nhừ thêm một ít nữa, và việc ăn thô với cấu trúc như vậy sẽ được mẹ Na tiến hành cho Soy trong thời gian tới. - Một phương pháp quan trọng nữa đó là BLW, mẹ Na duy trì BLW cho Soy mỗi chiều, mệt không? Quá mệt luôn… chế biến ra, rồi Soy ăn không bao nhiêu, bây ra thì nhiều. Nản không? Quá nản luôn, dọn dẹp đuối luôn. Nhưng thích không? Quá thích, nay Soy ăn thô giỏi nên công sức bỏ ra hoàn toàn xứng đáng, cộng với việc duy trì BLW mỗi ngày, việc chuyển tiếp độ thô sẽ diễn ra dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, bởi vì con đã quen với việc xử lý thức ăn thô BLW bằng cử động lưỡi, hàm, môi….cử động nuốt cũng như nhai trệu trạo….. Một lưu ý quan trọng đó là hãy tìm hiểu kĩ về BLW trước khi tiến hành cho con ăn nhé! Nhìn thì đơn giản thôi, chỉ việc hấp thức ăn rồi cho con bốc …. nhưng thực ra là mỗi phương pháp đều có những quy tắc và đặc trưng riêng, nhất là BLW luôn được liệt kê vào danh sách đáng sợ của các mẹ, sợ hóc, nôn, ói, ọe…..và không dám cho con ăn. Các mẹ nên tìm hiểu kĩ và tiến hành cho con tiếp xúc với phương pháp này hằng ngày. Trái ngọt thu được sẽ làm các mẹ hài lòng luôn. Tất cả kiến thức về BLW được gói gọn trong Ăn dặm không phải là cuộc chiến. Cuốn này dày lắm, cũng đắt lắm nhưng mà xứng đáng để có trong tủ sách của mẹ Na. Ví dụ như ngày hôm nay Soy ăn soup gà quinoa nấu cùng đậu trắng mắt mèo. Tất cả các nguyên liệu nấu soup đều được mẹ Na băm nhuyễn và cắt nhỏ, khi nấu là ra thành phẩm như hình luôn và em bé Soy đang ở giai đoạn cuối tháng 8, xử lý tốt và ăn gần hết bát soup, mấy muỗng sau do ngán hay sao đó phì không ăn nữa. -------------------------- Kết Nối Với Mẹ Soy: Facebook: https://www.facebook.com/lena.mesoy Fanpage: https://www.facebook.com/mesoyblog/ Instagram: https://www.instagram.com/le.na.5891004/ Youtube: https://mesoyblog.com/youtube -------------------------- Bài liên quan: Thực đơn cơm nát cho bé ăn thô Bé hay ọe khi ăn có đáng lo ngại không? Ăn dặm tự chỉ huy BLW liệu có làm con bị nghẹn? Ăn dặm tự chỉ huy – Kích thích toàn bộ giác quan của trẻ Cách lựa chọn thìa, nĩa (dĩa) thích hợp cho bé trong giai đoạn tập xúc