Ăn dặm chưa bao giờ là một chuyện dễ dàng đối với bất cứ một bà mẹ nào. Vậy mà khi bé đến tuổi ăn dặm, là lúc rất nhiều người mẹ trở thành một người đầu bếp thực thụ, và "những người đầu bếp đặc biệt này" với mỗi món ăn đều có thêm một gia vị đặc biệt là tình yêu thương dành cho con. Tình yêu ấy được mẹ Jolie gửi gắm vào hành trình cho Jolie ăn dặm mà mẹ gọi là "Ăn dặm không nước mắt". Bài viết là nguyên văn bài chia sẻ về quá trình ăn dặm của mẹ Jolie, mà mẹ muốn lưu lại để dành sau này áp dụng cho em của Jolie. Nhất là có thể giúp cho các mẹ mới bắt đầu cho con ăn dặm không nhiều bỡ ngỡ, lo lắng như mẹ lúc đầu, các mẹ cùng tham khảo nhé! Những thức ăn nên + không nên trữ đông và cách trữ + rã đông thức ăn cho bé Các món có thể trữ đông như: cháo, củ quả + dashi .... Các món không nên trữ đông như: - Rau xanh: vì hàm lượng nitrat trong các loại rau xanh khá nhiều. Khi rau nấu chín để quá lâu sẽ tạo điều kiện giúp vi khuẩn phân hủy, lượng nitrat sẽ chuyển hóa thành nitrite - chất chứa nguy cơ gây ung thư. Thậm chí, đun nóng lại cũng không thể khử được chất này. Vì vậy, không nên ăn rau nấu chín đã để qua đêm. - Cà rốt: cà rốt nấu chín không nên để lâu trong tủ lạnh hoặc ngăn đá vì trong cà rốt có nitrat có thể gây thiếu máu ở trẻ. Để lạnh làm tăng chất này. Do đó, khi nấu bột/cháo ăn dặm cho bé, bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo cho ăn dặm thì không ăn cà rốt nấu chín để ngăn đá. Không nên để cà rốt ngăn đá và nếu để ngăn lạnh thì không để lâu, chỉ để ăn trong ngày thôi. Cách rã thức ăn khi rã thì cho từng viên vào chén vẩy 1 chút nước lên bề mặt viên thức ăn (tránh bị khô thức ăn) sau đó trùm bọc thực phẩm và cho vào lò vi sóng vài giây là xong. Nếu không có lò thì có thể hấp cách thuỷ. Nếu có thời gian thì có thể cho thức ăn cần rã xuống ngăn mát tủ lạnh (rã dần) . Các món kỵ với nhau không nên mix - Các loại động vật có vỏ: như tôm nước ngọt không uống với các loại có vitamin C hay ăn những thức ăn có chứa vitamin C như ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh... - Cải bó xôi với tôm - Cam và quýt với sữa - Bí rợ kị cải thìa - Sữa đậu nành và thịt heo - Sữa đậu nành và trứng gà - Óc heo và trứng - Cà chua và khoai lang khoai tây - Hoa quả và hải sản - Củ cải và hoa quả - Thịt ngỗng và quả lê - Trà và trứng - Cải bó xôi với đậu hủ - Gan và giá đỗ - Gan với cà rốt và rau cần - Thịt bò với lươn - Thịt bò với đậu đen - Hẹ và đậu hủ - Dưa leo và cà chua - Cải trắng và cà rốt - Phô mai không ăn với - Lươn, cua, mồng tơi, rau dền... Các giai đoạn phân chia theo từng thời kỳ - Giai đoạn đầu từ 5-6 tháng gọi là thời kỳ 1 - Giai đoạn 7-8 tháng là thời kỳ 2 - Giai đoạn 9-11 tháng là thời kỳ 3 - Giai đoạn 12-18 tháng là thời kỳ 4 Những giai đoạn bổ sung đạm thực vật + động vật như sau Giai đoạn 5-6 tháng (thời kỳ 1) - Cháo được nấu 1:10 ( tức 1 muỗng gạo : 10 muỗng nước) và pha thêm dashi để làm loãng. - Một bữa chính vào 10h. Liều lượng Tuần 1: làm quen TINH BỘT từ gạo, khoai - 3 ngày đầu chỉ ăn 1 muỗng cháo (5ml) - Từ ngày thứ 4: tăng lên 2 muỗng cháo và tăng dần sau 3 ngày tiếp theo . - Tối đa 1 ngày: 15-20ml Tuần 2: làm quen rau củ - Tinh bột: 15-20ml - Rau củ: từ 5ml tăng dần ...10-15ml - Tối đa: 25-30ml/ngày. Tuần 3: giữ nguyên khẩu phần ăn như ở tuần 1 và tuần 2, nhưng bổ sung đạm thực vật từ đậu nành/đậu hủ non: 5ml Tổng cộng: 30-35ml/ngày. Tuần 4: Giữ nguyên khẩu phần như trên nhưng thay thế đạm thực vật bằng đạm động vật (như các loại cá thịt trắng). Bữa phụ: 15h - Sau 7 ngày đầu tiên đã ăn 1 bữa chính sẽ bổ sung thêm 1 bữa phụ tầm 15h (sau khi bé ngủ dậy). - Bữa phụ: gồm tất cả trái cây, ép hoặc nghiền (được hấp chín) và ngọt không chua và yaourt sữa mẹ. Lưu ý: - Trong giai đoạn 1 tất cả trái cây tráng miệng cho bữa chính hay chế biến cho bữa phụ đều được hấp chín, và được pha loãng theo tỉ lệ 1:6 (tức 1 ép trái cây, 6 nước ấm). - 6,5 tháng trở đi bé có thể ăn được: đậu hủ non, sữa chua, phô mai, trứng gà (chỉ ăn 1/2 lòng đỏ trứng) và cá thịt trắng (cá sông, đồng). Giai đoạn 7- 8 tháng (thời kỳ 2) - 1 bữa chính lúc 10h - 1 bữa phụ lúc 15h - 1 bữa chính lúc 17-18h - Lúc này đã tăng độ thô của cháo là 1:7 (khi 7 tháng) Bữa phụ có thể thêm các món khác cho phong phú như bánh plan, sữa đậu, đậu hũ non từ yến mạch, đậu gà ...ngoài ra nước ép trái cây có thể cho bé uống theo tỉ lệ 1:3 (tức 1 nước ép : 3 nước ấm). Các món ăn được như: cá hồi + gan gà + tim gà + thịt gà + lươn + ếch + bồ câu+ cua đồng + tôm sông. 8m: Lúc này cháo được tăng độ thô là 1:5, bé được bổ sung thêm: thịt heo. Giai đoạn 9-10-11 tháng (thời kỳ 3) - Lúc 9 tháng cháo tăng độ thô là 1:3 (nghiền cháo 15 ngày đầu, sau 15 ngày còn lại sẽ là cơm nát tức cháo 1:3 không nghiền) đến khi 10 tháng từ cơm nát sẽ là cơm nguyên hạt). - Ăn 3 bữa chính: Sáng: 7h/7h30 Trưa: 11h/11h30 Bữa phụ: 15h Chiều: 18h - Các món ăn được như: thịt bò và nghêu, hải sản trừ các loại cá có nhiều thuỷ ngân như: cá thu...... Giai đoạn 12-18m (thời kỳ 4) Bé ăn 3 bữa chính & 2 bữa phụ/ngày. - Bữa sáng lúc : 7h - Bữa phụ : 10h (sữa) - Bữa trưa : 12h - Bữa phụ : 15h (trái cây,bánh,sữa chua...) - Bữa chiều: 18h Lượng đạm cần bổ sung/ngày: Bé 1-2 tuổi lượng đạm cần ăn là 100-120g/ngày, đạm được tính từ các loại thịt/cá/tôm/trứng. (1 quả trứng được quy đổi = 30gram thịt nạc, tuy nhiên do trứng có nhiều cholesterol nên chỉ cho con ăn tối đa 3lần/tuần, mỗi lần ăn/quả). Lượng đạm trên chưa tính bao gồm phô mai, sữa, các loại đậu đỗ ,rau củ, và nhiều thức ăn khác (các mẹ hãy bổ sung thêm cho con các loại đạm này thêm nhé). Mẹ Jolie rất nhiệt tình chia sẻ tâm huyết, thời gian cũng như công sức học hỏi góp nhặt kiến thức thực sự, cùng với trải nghiệm của cả 2 mẹ con. Mẹ cũng rất vui nếu nó được lan toả để giúp nhiều mẹ khác. Các mẹ theo dõi phần tiếp theo để biết thêm thực đơn cụ thể của Hành trình 30 ngày đầu tiên ăn dặm của Jolie như thế nào nhé! Nguồn: FB Huyền Trương (Mom JoLie)