Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Bốc hỏa khi mang thai: Làm sao để mẹ hạ nhiệt hiệu quả, an toàn?

Bốc hỏa khi mang thai là hiện tượng thân nhiệt của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường, khiến cơ thể khó chịu và mệt mỏi. Khi bị bốc hỏa các mẹ có thể thấy cảm giác nóng đột ngột, từng đợt, ở vùng đầu và cổ, lan dần xuống ngực. Nếu mẹ cảm thấy cơ thể nóng hừng hực đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước

Bốc hỏa khi mang thai là hiện tượng thân nhiệt của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường, khiến cơ thể khó chịu và mệt mỏi. Khi bị bốc hỏa các mẹ có thể thấy cảm giác nóng đột ngột, từng đợt, ở vùng đầu và cổ, lan dần xuống ngực. Nếu mẹ cảm thấy cơ thể nóng hừng hực đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước, đó có thể là một cơn bốc hỏa. Vậy mẹ bầu nên làm gì khi bị bốc hỏa khi mang thai giúp duy trì thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi được phát triển tốt nhất. Nguyên nhân gây bốc hỏa khi mang thai  Một số nghiên cứu chỉ ra một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể gây cơn bốc hỏa trong thai kỳ như: Sự thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố xảy ra làm rối loạn khu vực não giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, khiến trung tâm này cảm nhận rằng cơ thể đang nóng hơn bình thường. Tăng cường lưu thông máu: Khi mang thai mẹ bầu sẽ cần nhiều máu hơn để vận chuyển thức ăn và oxy nuôi dưỡng em bé. Trao đổi chất tăng lên trong thai kỳ làm thân nhiệt nóng lên, khiến mẹ bầu cảm thấy nóng hơn bình thường. Tăng cường trao đổi chất: Trong thời kỳ mang thai, quá trình trao đổi chất của cơ thể sẽ diễn ra quá mức nhằm cung cấp cho con tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển, điều này cũng làm nhiệt độ cơ thể của mẹ bầu tăng nhẹ. Cơ thể thiếu nước: Không cung cấp đủ nước cho cơ thể dẫn đến tăng thân nhiệt, khiến mẹ bầu cảm thấy nóng và kiệt sức. >>Xem thêm: các loại thuốc sắt cho bà bầu ngừa thiếu máu thiếu sắt Triệu chứng bà bầu bị bốc hỏa khi mang thai thường gặp Phụ nữ khi mang thai cần chú ý đến những triệu chứng của bốc hỏa khi mang thai. Đây cũng là dấu hiệu của mẹ bầu bị nóng trong người. Cảm giác nóng lên đột ngột: Đây là triệu chứng phổ biến nhất, mẹ sẽ cảm thấy bị đau đầu bốc hỏa, vùng mặt, cổ hoặc toàn bộ cơ thể của mình nóng ran. Trong hầu hết các trường hợp, cơn bốc hỏa bắt đầu ở phần trên của cơ thể trước khi lan ra các phần còn lại. Đổ mồ hôi: Đổ mồ hôi là cơ chế bình thường của cơ thể nhằm mục đích thoát nhiệt khi bị bốc hỏa. Đỏ da: Những phụ nữ có màu da sáng sẽ dễ nhận thấy rằng mặt và cổ của sẽ bị mẩn đỏ trong hầu hết các lần bị bốc hỏa, điều này sẽ xảy ra trong vài giây. Mất ngủ: Cơn bốc hỏa đột ngột xuất hiện vào ban đêm sẽ khiến mẹ bị tỉnh giấc và cảm thấy rất khó để có thể ngủ lại. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài, mẹ sẽ có nguy cơ phải đối mặt với chứng mất ngủ mãn tính. Bốc hỏa khi mang thai: Làm sao để mẹ hạ nhiệt hiệu quả, an toàn? Trước hết, chị em nên hiểu rằng bốc hỏa là một dấu hiệu phản ánh những thay đổi sinh lý bình thường của cơ thể khi mang thai và không có một giải pháp kỳ diệu nào để chấm dứt hoàn toàn tình trạng này. Tuy nhiên, có một số cách để bạn có thể kiểm soát và cảm thấy thoải mái hơn khi sống chung với bốc hỏa trong suốt thai kỳ gồm có: Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp Đối với mẹ bầu bị bốc hỏa khi mang thai thì việc xây dựng một chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng là rất quan trọng. Mẹ nên chú ý: Tránh tiêu thụ thức ăn cay hoặc chiên rán kỹ vì chúng dễ gây nóng trong và kích hoạt cơn bốc hỏa. Ăn nhiều các loại rau xanh và trái cây vì rau xanh giúp thanh nhiệt cho cơ thể, bên cạnh việc giúp mẹ kiểm soát tình trạng bốc hỏa, những thực phẩm này còn giúp phụ nữ đỡ bị táo bón khi mang thai. Uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước khi mang thai, ngăn ngừa những cơn bốc hỏa. Tuyệt đối không hút thuốc và uống rượu và hạn chế uống caffeine. Sử dụng những viên uống vi chất sắt canxi cho bà bầu dễ hấp thu, uống đúng cách, đúng liều lượng hướng dẫn. >>Xem thêm: thuốc canxi cho bà bầu dạng viên dễ hấp thu hạn chế táo bón, nóng trong Thực hiện các bài tập thường xuyên đều đặn  Vận động với một cường độ phù hợp đã được chứng minh là giúp sản phụ kiểm soát đáng kể tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa. Mẹ có thể đi bộ nhẹ, tập yoga, bơi lội…..với cường độ và thời gian phù hợp. Không những làm dịu cơn bốc hỏa, tập luyện hằng ngày còn giúp tăng tuần hoàn máu và trao đổi chất, giảm phù nề và giúp quá trình sinh con thuận lợi hơn. Giữ không gian sống mát mẻ Mẹ hãy lưu ý những điều dưới đây để duy trì một không gian sống và làm việc mát mẻ: Giữ phòng ngủ của mẹ mát mẻ bằng cách sử dụng quạt hoặc máy điều hòa để giúp mẹ vượt qua những cơn bốc hỏa vào ban đêm và ngủ ngon hơn. Nếu trời nóng vào ban ngày, hãy đóng rèm để tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào khiến không bị nóng lên. Ngoài ra, hãy tránh những căn phòng đông người vì chúng rất nóng nực và chỉ làm cho cảm giác bốc hỏa dữ dội hơn. Khi ngủ nên mặc trang phục thoải mái, có tính thấm hút mồ hôi cao và không bó sát. >>Xem thêm: uống sắt và canxi có bị nóng không  Nếu tình trạng này dai dẳng, nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì mẹ bầu nên tìm kiếm sự trợ giúp, tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa nhé. Chúc mẹ có sức khỏe tốt cho thai kỳ trọn vẹn!