Đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa rất hay gặp khiến chị em mệt mỏi, khó chịu. Nhiều người lo lắng tình trạng này sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Mời các mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng đau xương chậu khi mang thai nhé. Đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không? Đau xương chậu là tình trạng phổ biến mà hơn 70% phụ nữ mắc phải vì lúc này cơ thể thai nhi di chuyển xuống vùng xương chậu chuẩn bị cho việc sinh nở. Mặc dù cơn đau khiến mẹ khó chịu, gây cản trở cho sinh hoạt hằng ngày nhưng hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Theo các chuyên gia, hiện tượng này thông thường chỉ kéo dài trong một số giai đoạn của thai kỳ hoặc sau sinh. Tuy nhiên các mẹ hoàn toàn yên tâm vì nó không quá nguy hiểm và có thể kiểm soát được nếu như mẹ biết cách chăm sóc bản thân cũng như có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. >>Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống sắt và canxi Cách giảm đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa tại nhà hiệu quả Đau xương chậu khi mang thai hoàn toàn có thể điều trị được, và mẹ bầu nên điều trị càng sớm càng tốt. Các biện pháp điều trị đau xương chậu khi mang thai có hiệu quả bao gồm vật lý trị liệu, thể dục liệu pháp, châm cứu, sử dụng đai hỗ trợ,... Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp mẹ bầu đạt kết quả tốt hơn. Mẹ bầu có thể giảm đau bằng những cách đơn giản sau: Cung cấp dinh dưỡng có lợi cho cơ thể mẹ bầu Trong thời gian mang thai 3 tháng giữa bị đau xương chậu, mẹ cần bổ sung đầy đủ sắt và canxi cho bà bầu, các vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể, có chứa nhiều trong các loại rau, củ, quả và thịt các loại động vật, tránh thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn… >>Xem thêm: thuốc sắt và canxi cho bà bầu ngừa thiếu máu đau nhức xương Nghỉ ngơi thật nhiều Bất cứ khi nào có thời gian rảnh rỗi thì mẹ bầu cần tranh thủ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp dây chằng và vùng xương chậu của mẹ được thư giãn và giảm đau hiệu quả. Mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái và giữ cho chân, phần hông hơi cong khi ngủ. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng nên dùng một chiếc gối nhỏ kê phần hông khi ngủ để tránh đau nhé. Chú ý vận động Khi mang thai 3 tháng giữa, các mẹ nên giữ cho cơ thể hoạt động vừa phải, không nên hoạt động quá mức gây đau. Hạn chế lên xuống cầu thang quá nhiều và khi leo cầu thang thì chú ý leo từ từ từng bậc, chân khỏe hơn nên nhấc lên trước… Thay đổi tư thế ngồi Thay đổi tư thế ngồi thường xuyên, tránh ngồi quá lâu một chỗ, tránh công việc phải đi lại hay đứng nhiều. Nếu phải đứng hay đi lại thì mẹ cần đứng cân bằng 2 chân để dồn trọng lực đều lên cả hai, giữ 2 đầu gối không được xa nhau. Lúc đi ngủ nằm ở tư thế ít đau nhất, tuyệt đối không xoay người, khom lưng để mang vác đồ ở một bên hông. >>xem thêm: kinh nghiệm uống thuốc bổ khi mang thai Sử dụng đai hỗ trợ Đai hỗ trợ được xem là giải pháp hiệu quả cho mẹ bầu đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn loại đai phù hợp thì chị em cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng xấu đến thai nhi và làm giảm cảm giác đau ở vùng xương chậu. Massage vị trí đau Để giúp giảm cơn đau xương chậu hiệu quả mẹ bầu cũng nên thường xuyên massage nhẹ nhàng vùng bị đau. Bên cạnh đó nên chườm ấm vào vị trí đau cũng giúp mẹ giảm đau xương chậu hiệu quả. Ngoài ra, để tình trạng đau xương chậu 3 tháng giữa không trở nên nặng hơn thì mẹ bầu cũng nên tránh những việc sau đây: Không mang vác vật nặng Không ngồi lệch sang một bên. Không ngồi hoặc đứng quá lâu. Đứng vắt chéo chân, đứng bằng một chân. Chú ý: Mẹ bầu tuyệt đối không nên sử dụng thuốc giảm đau nếu như không có chỉ định của bác sĩ. Nếu cơn đau xương chậu khiến mẹ bầu không thể chịu nổi thì nên đến viện thăm khám để được tư vấn cách điều trị phù hợp nhất. >>Xem thêm: bà bầu xuống máu chân bao lâu thì sinh Tóm lại, mẹ bầu cần theo dõi tình trạng sức khỏe và chú ý sinh hoạt, vận động để giảm đau hiệu quả. Nếu trường hợp đau nhiều với mức độ thường xuyên, chị em nên đi khám. Chúc mẹ có sức khỏe tốt cho thai kỳ trọn vẹn!