Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và không có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, chi nhánh vẫn được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh độc lập với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, những thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của chi nhánh phải thực hiện thông báo độc lập với cơ quan đăng ký kinh doanh theo đúng quy định. Nhằm giúp quý khách hàng nắm vững các quy định của pháp luật liên quan đến nội dung “Thay đổi giấy phép kinh doanh chi nhánh công ty”, Tín Việt xin gửi đến những chia sẻ về kinh nghiệm thực tế liên quan đến vấn đề này trong bài viết dưới đây. Điều kiện thay đổi giấy phép kinh doanh chi nhánh Có một số các thay đổi liên quan đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh phải thực hiện thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Dưới đây là các thay đổi liên quan đến hoạt động kinh doanh phải thực hiện điều chỉnh giấy phép kinh doanh chi nhánh: – Đổi tên chi nhánh: đối với trường hợp đổi tên riêng chi nhánh, đổi tên viết tắt chi nhánh, đổi tên tiếng nước ngoài của chi nhánh hoặc thay đổi do sự thay đổi tên của công ty dẫn đến sự điều chỉnh tên của chi nhánh; – Thay đổi địa chỉ chi nhánh: có thể là sự thay đổi địa chỉ chi nhánh sang cùng quận hoặc khác quận; – Thay đổi thông tin liên hệ của chi nhánh:như số điện thoại, số Fax; Email, Website; – Thay đổi ngành nghề kinh doanh của chi nhánh: như bổ sung, điều chỉnh, giảm ngành nghề. Khi công ty giảm ngành nghề nào đó, thì chi nhánh cũng phải thực hiện giảm bớt ngành nghề giống như công ty; – Thay đổi người đứng đầu chi nhánh: hoặc thay đổi thông tin như chứng minh nhân dân/số hộ chiếu; chức danh; chỗ ở hiện tại của người đứng đầu chi nhánh; >>> Khi có các thay đổi nêu trên, người đứng đầu chi nhánh phải tiến hành thông báo thay đổi giấy phép kinh doanh chi nhánh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện đúng quy định của pháp luật Hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh chi nhánh Tùy thuộc vào sự thay đổi của chi nhánh thì hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh chi nhánh sẽ có thành phần tài liệu khác nhau. Sau đây là các tài liệu giấy tờ cơ bản mà người đứng đầu chi nhánh cần chuẩn bị để có cơ sở làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người đứng đầu chi nhánh sẽ linh động để bổ sung thêm bớt hoặc điều chỉnh hồ sơ sao cho phù hợp với sự thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của chi nhánh. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký chi nhánh trong đó liệt kê các điều chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông/ hội đồng thành viên/ chủ sở hữu công ty về việc thay đổi nội dung hoạt động của chi nhánh Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông/ hội đồng thành viên/ chủ sở hữu công ty về việc thay đổi nội dung hoạt động của chi nhánh Bản sao y công chứng CMND/ hộ chiếu/ CCCD hoặc Giấy tờ chứng thực cá nhân khác của Người đứng đầu chi nhánh (chỉ áp dụng trong trường hợp có sự thay đổi thông tin Người đứng đầu chi nhánh) Giấy ủy quyền nếu Người đứng đầu chi nhánh hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty không trực tiếp nộp hồ sơ nộp hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh chi nhánh mà ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục này. Trong trường hợp chi nhánh thay đổi một trong các thông tin đăng ký kinh doanh được liệt kê tại Mục 1 của bài viết này thì cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ được liệt kê ở mục trên và tiến hành thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 10 ngày kể từ ngày có sự điều chỉnh. Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh chi nhánh Để tiến hành điều chỉnh giấy phép kinh doanh chi nhánh, người đại diện theo pháp luật/ Người đứng đầu chi nhánh cần chuẩn bị hồ sơ nêu trên và thực hiện các bước được liệt kê dưới đây Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Người đại diện theo pháp luật có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp qua đường chuyển phát của công ty dịch vụ hoặc nộp trực tuyến trên hệ thống công của Sở kế hoạch đầu tư nơi đặt trụ sở của chi nhánh. Thời hạn xử lý: Để chi nhánh nộp hồ sơ là 10 ngày kể từ ngày có sự thay đổi. Ngay khi nhận được hồ sơ của chi nhánh, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp biên nhận cho người nộp hồ sơ trong đó liệt kê thành phần tài liệu đã nhận và hẹn ngày trả kết quả. Bước 2: Nhận kết quả của cơ quan đăng ký kinh doanh Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày đã tiến hành nộp hồ sơ tại Bước 1, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ thành phần hồ sơ và sẽ phản hồi lại cho doanh nghiệp. Trong trường hợp hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh chi nhánh đầy đủ và hợp lệ, chi nhanh sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh mới và giấy xác nhận thông tin thay đổi của chi nhánh. Trong trường hợp hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh chi nhánh không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi phản hồi về hồ sơ và yêu cầu sửa đổi bổ sung giấy tờ tài liệu cho đúng với quy định của pháp luật. Bước 03: Khắc con dấu tròn chi nhánh và thông báo thay đổi mẫu Trong trường hợp chi nhánh có sự thay đổi tên hoặc địa chỉ khác quận dẫn tới sự thay đổi thông tin trên con dấu chi nhánh thì chi nhánh cần tiến hành khắc lại dấu mới và nộp thông báo thay đổi mẫu tới cơ quan đăng ký kinh doanh cho đúng với quy định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành đăng tải thông tin mẫu con dấu mới theo đúng quy định của pháp luật. Tư vấn thay đổi giấy phép kinh doanh chi nhánh Quý khách hàng điều chỉnh giấy phép kinh doanh chi nhánh mong muốn tiết kiệm thời gian và công sức có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn Tín Việt. Với sự uy tín và kinh nghiệm, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ tốt nhất và cam kết sẽ làm hài lòng quý vị. Mọi khó khăn và vướng mắc về hồ sơ và thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh chi nhánh hãy để Tín Việt hỗ trợ cho quý vị. Có 02 cách để Quý khách có thể liên hệ với Tín Việt như sau: – Cách 1: Gửi bản chụp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh + Thông báo những nội dung cần điều chỉnh và gửi qua email: admin@ketoantinviet.com – Cách 02: Gọi điện thoại đến hotline Tín Việt để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp và cung cấp các thông tin thay đổi theo yêu cầu từ chuyên viên Công việc Tín Việt thực hiện: – Soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh chi nhánh; – Đại diện theo ủy quyền để nộp hồ sơ điều chỉnh giấy phép và nhận kết quả tại cơ quan đăng ký kinh doanh; – Đại diện theo ủy quyền để nộp hồ sơ thông báo mẫu dấu và nhận kết quả; – Bàn giao giấy phép kinh doanh chi nhánh mới và con dấu (nếu có) cho chi nhánh đúng theo quy định.