Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Rạn da khi mang thai: dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cách phòng tránh

Rạn da khi mang thai là một hiện tượng phổ biến, là nổi ám ảnh của nhiều mẹ bầu vì những vết rạn thường khó mất sau sinh. Vậy tại sao ta không nên tìm hiểu và phòng trước khi bị rạn? 

Rạn da khi mang thai là một hiện tượng phổ biến, là nổi ám ảnh của nhiều mẹ bầu vì những vết rạn thường khó mất sau sinh. Vậy tại sao ta không nên tìm hiểu và phòng trước khi bị rạn?    Nguyên nhân Nguyên nhân chủ yếu gây ra những vết rạn da là do các mô của da bị kéo giãn khi mang thai. Lúc này các lớp đàn hồi và sợi collagen trên da bị phá vỡ, gây ra tình trạng đứt gãy mô liên kết ở lớp trung bì của da. Chính điều này sẽ tạo nên đường vân gập ghềnh giống như những vết rạn nứt trên làn da của bạn.  Phụ nữ mang thai thường rạn da vào tháng thứ tư của thai kì nhưng thông thường là tháng thứ 6,  thứ 7 cũng có thể trễ hơn tháng thứ 8, tháng thứ 9 của thời kì mang thai vì đây là giai đoạn thai nhi phát triển rất nhanh. Da vùng bụng mẹ bị căng giản hết mức nên gây ra các vết rạn. Các vết rạn thường xuất hiện ở phần bụng dưới hoặc xuất hiện ở mông, đùi, bắp tay hay hoặc ngực.   Dấu hiệu nhận biết Rạn da khi mang thai là những đường màu đỏ nhạt hoặc đỏ tía thường xuất hiện ở phần bụng dưới của người mẹ khi thai nhi trong bụng lớn dần lên. Những vết rạn có màu sáng hơn vùng da xung quanh nên mẹ rất dễ nhận biết. Các vết rạn da không gây cảm giác đau nhưng do sự căng và duỗi của da nên gây ra những cơn ngứa. Cách phòng ngừa và điều trị rạn da Phương pháp chăm sóc da được cho là hiệu quả nhất chính là dưỡng ẩm. Độ đàn hồi của da bị giảm xuống khi da bị khô, do đó mẹ cần bổ sung nước và dầu cho da  ( dầu dừa, dầu oliu, dầu vitamin E, gel nha đam/ lô hội,... )sử dụng các loại kem hay các loại nước dưỡng ẩm  dành cho bà bầu mát xa nhẹ nhàng lên da để làn da của mẹ luôn giữ trạng thái mềm mại tự nhiên. Hiện nay trên thị trường có nhiều mĩ phẩm hữu cơ, hay mĩ phẩm có nguồn gốc tự nhiên có tác dụng phòng chống rạn da rât tốt. Mỗi mẹ có cơ địa và sở thích hay cảm nhận khi sử dụng các sản phẩm Vì vậy, mẹ nên thử sản phẩm trên vùng da ở mặt trong cánh tay trước khi quyết định sử dụng sản phẩm. Để có hiệu quả tốt nhất nên bôi vào thời điểm da vẫn còn ẩm như lúc vừa tắm xong. Cho ít tinh dầu hay kem dưỡng vào lòng bàn tay rồi xoa lên các vùng da bị rạn, nhẹ nhàng mát xa theo hình tròn, nếu cảm thấy bụng căng cứng khi đang mát xa thì mẹ nên dừng lại và nghỉ ngơi.     Ngoài ra mẹ cần cung cấp đủ nước cho cơ thể. Da cung cấp đủ nước sẽ giúp ngăn chặn nhiều vấn đề trong đó có các vết rạn da. Có chế độ ăn uống hợp lí, tập những bài thể dục phù hợp với phụ nữ đang mang thai, tăng cân hợp lí, tránh sử dụng hóa chất.   Nếu vết rạn da xuất hiện mẹ cũng không cần quá lo lắng, mà hãy vui vẻ. Vì các vết rạn chỉ xuất hiện khi bụng mẹ lớn, những vết rạn này chính là dấu hiệu cho thấy con mẹ khỏe mạnh và lớn lên từng ngày. Nên suy nghĩ theo hướng tích cực để tinh thần thoải mái và có kì thai khỏe mạnh. Mang thai và làm mẹ là điều tuyệt vời mà ông trời đã dành tặng cho mỗi người phụ nữ.   Bài liên quan: "Rạn ơi chào tạm biệt!" - phòng và trị rạn sau sinh triệt để với những nguyên liệu nhà nào cũng có Chăm sóc da trong thai kỳ: những ghi nhớ để con khỏe mà mẹ vẫn xinh! Mách mẹ những mẹo nhỏ để bầu mà vẫn đẹp xinh “lung linh”