Tình trạng trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ không hiếm gặp, không chỉ khiến nhiều phụ huynh lo lắng mà bé bỏ bú kéo dài còn dẫn tới nhiều nguy cơ về sức khỏe. Vậy mẹ có biết nguyên nhân vì sao trẻ không chịu bú và cách cải thiện như thế nào hiệu quả không? >>Xem thêm: thuốc sắt cho mẹ sau sinh ngừa thiếu máu thiếu sắt Nguyên nhân khiến bé không chịu bú mẹ Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ không chịu bú mẹ sau đây: Trẻ đau hoặc khó chịu: Một số bé đang trong giai đoạn mọc răng, bị tưa miệng, mụn rộp gây đau miệng khi bú cũng có hiện tượng bỏ bú. Bệnh nhiễm trùng tai cũng gây đau khi bú và làm cho con từ chối bú mẹ. Chấn thương hoặc đau nhức khi mẹ cho con đi tiêm chủng cùng có thể gây khó chịu cho trẻ ở một vài tư thế cho bú. Trẻ bị ốm: Tình trạng cảm lạnh, nghẹt mũi có thể gây khó thở, hô hấp khó khăn và khiến bé không chịu bú mẹ. Căng thẳng hoặc không tập trung: Trẻ có tình trạng bị kích thích quá mức, cho ăn chậm hay phải xa mẹ trong một khoảng thời gian dài khi tập cho con bú cũng có thể khiến bé chưa quen, quấy khóc nhiều, không chịu bú. Những phản ứng mạnh của mẹ khi bị trẻ cắn lúc đang bú cũng có thể khiến bé không muốn bú. Mùi hương hoặc vị khác thường: Những thay đổi trên cơ thể mẹ do xà phòng, nước hoa, kem dưỡng da, chất khử mùi mới làm cho trẻ không thích bú mẹ khi tiếp xúc với cơ thể mẹ. Hoặc những thay đổi về mùi vị sữa mẹ khi mẹ ăn các thực phẩm nặng mùi, uống thuốc, có kinh nguyệt hay mang thai trở lại cũng ảnh hưởng tới việc bé muốn bú mẹ hay không. Giảm nguồn sữa: Bổ sung nguồn sữa công thức, cho con dùng núm vú giả nhiều sẽ làm giảm nguồn sữa mẹ, khi đó sẽ làm cho trẻ từ chối bú khi nguồn sữa của mẹ không còn dồi dào nữa. >>Xem thêm: cách gọi sữa về bằng sữa ông thọ Làm gì khi bé không chịu bú mẹ? Trẻ sơ sinh hiếm khi tự cai sữa trước 1 tuổi, trẻ có thể đang trải qua giai đoạn không chịu bú mẹ. Giai đoạn này xảy ra đột ngột sau khi bé đã chịu bú một thời gian. Khoảng thời gian bé không chịu bú mẹ thường kéo dài không quá 4 ngày. Nếu bạn vẫn chưa muốn cai sữa cho bé thì nên chú ý để giúp bé vượt qua thời gian này bằng các phương cách sau: Với những trẻ đang bị ốm mệt, việc cân nhắc sử dụng DHA cho trẻ sơ sinh cũng là biện pháp tăng cường sức đề kháng tự nhiên để cải thiện tình trạng của con tốt hơn, khắc phục tình trạng bỏ bú của bé. Tìm hiểu xem bé có đang bị đau, mọc răng hay nhiễm trùng ở đâu không nhằm có biện pháp xử lý sớm. (Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho mẹ sau sinh ngừa loãng xương) Cho trẻ tiếp xúc da kề da với mẹ để chấm dứt quá trình bỏ bú. Mẹ hãy thử cởi quần áo cho trẻ và để bé nằm ở thắt lưng trở lên, vuốt ve âu yếm bé để con cảm thấy gần gũi, tạo sự liên kết với mẹ. Thử cho trẻ buồn ngủ hoặc đang trong lúc nửa ngủ nửa thức tập bú cũng có thể là biện pháp hữu ích, từ đó tập cho con bú lại nhanh chóng hơn. Nếu bé phản ứng với nguồn sữa mẹ, không thích vị sữa khi mẹ ăn uống những đồ ăn nặng mùi thì mẹ cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng để dòng sữa chất lượng, thơm mát kích thích bé bú tốt hơn. Cũng có trường hợp trẻ bỏ bú khi sữa xuống quá nhanh khiến con bị sặc, mẹ có thể vắt bớt một ít sữa trước khi cho bé bú để con không bị sợ bú. Trong trường hợp nguồn sữa của mẹ bị giảm, mẹ hãy cân nhắc sử dụng những thực phẩm cực lợi sữa như rau ngót, canh móng giò, chè vằng.. đồng thời uống thật nhiều nước, kết hợp massage gọi sữa về dồi dào đủ cho bé bú. Bên cạnh đó, để mẹ có dòng sữa tốt và thơm mát cho con bú, ngoài việc tăng cường đầy đủ dinh dưỡng qua nguồn thực phẩm tươi ngon thì mẹ cũng cần bổ sung các vi chất sắt và canxi, DHA, vitamin và khoáng chất qua viên uống mỗi ngày. Dùng viên uống thường xuyên, đều đặn sẽ giúp mẹ hồi phục sức khỏe tốt hơn và cung cấp dòng sữa chất lượng cho em bé. >>Xem thêm: sau sinh uống sắt và canxi trong bao lâu Sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất của tự nhiên, đóng vai trò cung cấp cho con bạn sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Chính vì vậy nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho con yêu, vấn để trẻ sơ sinh bỏ bú sữa mẹ là tình trạng cần được quan tâm và giải quyết ngay lập tức. Mẹ đừng vội nản khi thấy con bỏ bú mà hãy kiên trì tập cho con bú dần trở lại, giúp bé làm quen với ti mẹ lần nữa để con được tạo điều kiện phát triển toàn diện.