Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Kinh nghiệm áp dụng phương pháp ăn dặm 3 in 1 của mẹ Bi

Mẹ bé Bi vừa chia sẻ một số kinh nghiệm mà mẹ đã áp dụng khi cho con ăn dặm và hi vọng bài viết này có thể giúp đỡ được các mẹ đang loay hoay trong cuộc chiến ăn dặm cùng con. Sau 6 tháng đầu sữa mẹ hoàn toàn thì Bi chính thức ăn dặm. Khi bắt đầu cho con ăn dặm mẹ cũng khá bỡ ngỡ, không biết bắt đầu

Mẹ bé Bi vừa chia sẻ một số kinh nghiệm mà mẹ đã áp dụng khi cho con ăn dặm và hi vọng bài viết này có thể giúp đỡ được các mẹ đang loay hoay trong cuộc chiến ăn dặm cùng con. Sau 6 tháng đầu sữa mẹ hoàn toàn thì Bi chính thức ăn dặm. Khi bắt đầu cho con ăn dặm mẹ cũng khá bỡ ngỡ, không biết bắt đầu như thế nào và từ đâu vì bị lạc giữa ma trận kiến thức ăn dặm. Và cuối cùng mẹ chọn áp dụng phương pháp ăn dặm “kiểu mẹ”, linh hoạt áp dụng phương pháp ăn dặm 3 in1 (Ăn dặm kiểu Nhật ADKN - Ăn dặm truyền thống ADTT - Ăn dặm BLW).     Trộm vía bé Bi ăn lượng trung bình nhưng quan trọng là mẹ và con đã có khoảng thời gian khá thoải mái và vui vẻ khi ăn dặm. Mẹ chưa bao giờ ép con ăn, con ăn bao nhiêu tuỳ thích, không ăn nữa mẹ dọn luôn chờ bữa tiếp theo mới cho ăn tiếp. Con ăn theo nhu cầu, mẹ là người cung cấp thức ăn và điều chỉnh lịch sinh hoạt phù hợp cho con. Mẹ xin chia sẻ một số kinh nghiệm từ quá trình ăn dặm của bạn Bi cho các mẹ tham khảo nhé: Giai đoạn 1: 6 tháng - 7 tháng: Ăn dặm kiểu nhật kết hợp BLW tập kĩ năng: Ngày ăn 2 bữa. Sáng ADKN, chiều BLW. Giai đoạn 2: 7 tháng - 9 tháng: ADTT kết hợp BLW. Vẫn giữ 2 bữa chính/ ngày và thêm 1 bữa phụ chiều. Giai đoạn 3: 9 tháng - nay: ADTT và BLW tập xúc thìa: Ăn 3 bữa/ ngày và 1 bữa phụ chiều.   1️. Về ăn dặm BLW: Đây là kiểu ăn dặm mới phổ biến gần đây nên mẹ sẽ giới thiệu chi tiết cho các mẹ tham khảo và áp dụng. Để hiểu rõ hơn các mẹ tham khảo cuốn sách: Ăn dặm không phải là cuộc chiến và Ăn dặm bé tự chỉ huy nhé.   Thời điểm ăn Phương pháp BLW được áp dụng khi bé Ngồi vững (hoặc có hỗ trợ), đầu bé đã giữ được thẳng để con không bị hóc thức ăn. Đây là yếu tố quan trọng cần lưu ý hàng đầu để ngăn ngừa các rủi ro về an toàn ăn cho bé. BLW không có level cho từng độ tuổi, tuỳ từng bé mà kỹ năng nhanh chậm khác nhau. Bốc - bốc nhón - tập dùng dĩa, tập dùng thìa. Bạn nào cũng sẽ trải qua các giai đoạn tuần tự, không so sánh với bạn ăn BLW khác rồi bắt con theo nhé mẹ.   Mẹ cần chuẩn bị gì? Đầu tiên là ghế ăn dặm, chắc chắn rồi. Không có ghế thì không ăn được theo phương pháp này. Mẹ nên tìm một chiếc ghế ăn dặm thật chắc chắn, dễ vệ sinh vì BLW sẽ rất “bừa bộn”. Mẹ sử dụng ghế ăn dặm IKEA cao cho phù hợp với gia đình (ăn bàn). Nếu ăn chiếu hoặc bàn thấp mẹ có thể chọn ghế ăn dặm Mastela.     Yếm máng: để các mẩu thức ăn không rơi vãi ra sàn và tiết kiệm đồ ăn (rơi trong máng ăn mà).   Các dụng cụ cần thiết: - Ăn BLW rất đơn giản nên giai đoạn đầu không cần chuẩn bị gì cả, con sẽ ăn trực tiếp thức ăn để trên khay ăn dặm. Thức ăn có thể hấp chín bằng nồi hấp hoặc luộc. - Giai đoạn sau khi con bốc nhón thành thạo mẹ sắm thêm: khay ăn dặm, bát hút chân không để tập tự xúc, đũa - thìa - dĩa để tập tự xúc (Mẹ xem thêm Cách lựa chọn thìa, nĩa (dĩa) thích hợp cho bé trong giai đoạn tập xúc).   Thực hiện ra sao? Bắt đầu ăn có cần level không? Có từ mềm đến rắn không? Thực ra là không. Bé sẽ ăn thô ngay từ bữa đầu tiên như người lớn. - Ăn được hầu hết các loại thức ăn trừ một số đồ ăn (mẹ sẽ nói sau) nhưng tháng đầu mẹ chỉ cho bé ăn rau củ quả. Tất cả những rau củ quả hấp chín mẹ có thể nghiền nát bằng lực 2 đầu ngón cái và ngón trỏ, bé đều có thể ăn được. (Vd: Củ cải, cà rốt, súp lơ, đậu cô ve (bỏ hạt),...mùa nào thức nấy cho an toàn nhé)  - Đồ ăn nên giới thiệu sau: Các loại khoai bứ (dễ nghẹn), củ quả quá cứng như: mía, ổi, roi, dưa chuột,.., lá rau (dễ hóc); quả trơn (xoài chín). - Giai đoạn tiếp theo từ 7m giới thiệu đạm: Bắt đầu từ thịt trắng (gà, cá): nên lấy phần ức gà cho mềm. Luộc, áp chảo, hấp,... Rồi giới thiệu sang thịt đỏ: thịt lợn, bò luộc, viên chiên, làm nem, chả lá lốt,... Từ 9m bắt đầu làm quen với hải sản và một số loại mì, nui xào đổi vị bé sẽ rất thích.   Nguyên tắc khi ăn BLW - Luôn ngồi trên ghế khi ăn, ngồi thẳng cổ/lưng, không ngó nghiêng, nô đùa. Với những bé thích hóng hớt (như Bi)  thì time đầu nên ăn BLW ở nơi yên tĩnh, ít tác động bên ngoài để con ăn tập trung. Khi ăn tốt hơn mới cho ăn cùng gia đình. - Phân biệt được hóc và oẹ và nắm vững kĩ năng sơ cứu. Không cố móc miệng, hoảng hốt, la hét khi con oẹ (không phải hóc). - Để lần lượt từng món ăn lên bàn, khi con chán mới thêm đồ ăn khác. Mẹ phải ngồi cùng theo dõi và để ý con. Không thúc ép, la mắng, không lấy đồ ăn bỏ vào miệng con. - Không quan trọng lượng ăn, sữa vẫn là dinh dưỡng chính. Chỉ ăn tối đa 30p. BLW đúng nguyên tắc sẽ không bao giờ có tai nạn xảy ra. Trừ khi không tuân thủ một nguyên tắc nào đó.   2. Về ADKN và ADTT 6-7 tháng: Bắt đầu bằng cháo rây 1:10 với 5-10ml trong 3 ngày. Các ngày sau tăng dần lượng cháo rây và ăn thêm 1 - 2 loại củ/quả/rau khác. Nhưng nguyên tắc từ ít đến nhiều và lặp lại 3 bữa liên tục để theo dõi phản ứng tiêu hoá của con. Cho bé ăn riêng từng loại rau củ quả giúp con cảm nhận được mùi vị của từng loại, mẹ theo dõi cũng biết bé thích/ không thích ăn món gì để bữa sau mẹ chế biến cho phù hợp với sở thích của con hơn. Từ 7 tháng: Cho bé làm quen với ADTT để tiết kiệm time và đỡ lỉnh kỉnh theo kiểu Nhật. Bé bắt đầu ăn dặm cháo theo tỉ lệ 1:10, 1:7, 1:5 dần chuyển sang cơm nát. Để rõ hơn các mẹ tham khảo các thời kỳ ăn dặm mẹ đã tập cho bé như thế nào nha.   Thời kỳ 1 (6 tháng) - kết cấu: lỏng, rây nhuyễn mịn Tuần 1: Cháo rây 1:10 : 5-15ml Rau củ: 5ml 3 ngày đầu mẹ cho bé ăn lượng cháo rây nhuyễn rất nhỏ khoảng 5ml, rồi đến những ngày kế tiếp mới giới thiệu rau củ quả cho bé. Tuần 2: Tinh bột: 15-20ml Rau củ: 10-15ml Tuần 3: Tinh bột: 20ml - 30ml Đạm: 5ml (đạm thực vật) Rau củ: 10-15ml Tuần 4: giữ nguyên khẩu phần ăn tuần 3, chỉ thay đạm thực vật bằng cá trắng (cá sông, cá đồng). Trứng gà chỉ nên ăn 1/2 lòng đỏ trứng và theo dõi phản ứng của con.   Thời kỳ 2 (7-8m) - kết cấu: đặc, băm nhỏ, lợn cợn. Lúc này ăn theo nhu cầu của con, có ngày bé ăn ít có ngày bé ăn nhiều.   Thời kỳ 3 (9-11m) - kết cấu: thái nhỏ 9m là con đã ăn dc cháo nguyên hạt rồi, đồ ăn thì mẹ xắt hạt lựu thái nhỏ, nấu mềm ???? Hiện tại con 11 tháng đang ăn cơm nát. Hầu hết con có thể ăn tất cả loại rau mẹ nấu, đặc biệt thích ăn bí đỏ, cà chua, mồng tơi, các loại rau gia vị (hành, mùi, tía tô,...) bé đều ăn được. Hành trình cho con ăn dặm có lẽ không phải lúc nào cũng suôn sẻ, đôi khi đòi hỏi sự kết hợp khéo léo các phương pháp khác nhau, và bé cũng chịu hợp tác với mẹ nữa. Các mẹ hãy comment vấn đề mẹ đang gặp phải hoặc thắc mắc trong quá trình tập ăn dặm cho con để chúng ta cùng nhau giải quyết nha. Chúc các mẹ thành công!   Nguồn: Mẹ bé Bi   Bài liên quan: Ăn dặm truyền thống, kiểu Nhật hay BLW? Có nên kết hợp cả 3 thành ăn dặm 3in1? Chuyện cô Bell ăn dặm: Ăn dặm made in "ông bà nội" Phương pháp ăn dặm 3 day wait