Nghẹt mũi, sổ mũi là tình trạng bình thường nhưng khi mang thai, bà bầu bị sổ mũi sẽ rất ngại việc uống thuốc bởi lo lắng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy có cách nào để trị sổ mũi cho bà bầu mà không cần dùng đến thuốc? Hướng dẫn 5 cách giảm khó chịu khi bị sổ mũi khi mang thai. >>Xem thêm: kinh nghiệm uống thuốc bổ khi mang thai Mẹ bầu bị sổ mũi nguyên nhân do đâu? Khi mang bầu, cơ thể phụ nữ rất nhạy cảm và dễ nhiễm vi khuẩn. Biểu hiện dễ gặp nhất là cảm cúm, sổ mũi, nghẹt mũi. Tuy nhiên, tình trạng nghẹt mũi đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như sau: Dị ứng thai kỳ Bà bầu bị dị ứng thai kỳ thường có hiện tượng: Bị sổ mũi, hắt hơi từng cơn dài, diễn ra trong nhiều giờ Mũi nghẹt và chảy nhiều nước mũi trong suốt Có thể xuất hiện cảm giác ngứa ngáy khó chịu Đầu bị đau nhứ Có cảm giác vùng xoang mặt bị căng lên. Dị ứng thai kỳ có diễn biến khó dự đoán, có thể sẽ giảm nhẹ hoặc trở nặng, hay là triệu chứng của một bệnh dị ứng nào đó mà thai phụ chưa từng mắc trước khi mang thai. Nếu da bị ngứa mẹ bầu chỉ nên xoa nhẹ hoặc tìm các biện pháp làm giảm cơn ngứa nhẹ nhàng và nhanh chóng đi khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị hiệu quả. Một số mẹ bầu bị hắt hơi theo chu kỳ, thường gặp vào buổi sáng khi thức dậy, giảm dần trong ngày. Khi thời tiết thay đổi, tiếp xúc với bụi bẩn hay gặp luồng gió thổi trực tiếp vào mũi sẽ bị sổ mũi trở lại. Nước mũi chảy thành từng đợt, ban đầu là dịch lỏng trong suốt, sau đó đặc dần, có thể có màu xanh hoặc vàng như mủ. >>Xem thêm: thuốc sắt và canxi cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương Bà bầu bị thay đổi nội tiết tố Khi mang thai, nồng độ hormone estrogen tăng cao khiến lượng chất nhầy được sản xuất nhiều hơn, bà bầu bị nghẹt mũi, sổ mũi. Estrogen tăng cao cũng có thể khiến xoang mũi bị viêm, sưng gây khó thở và làm bà bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Bà bầu bị cảm lạnh hoặc bị cúm Hiện tượng sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, đau họng, hắt hơi liên tục, chảy nước mũi trong suốt hoặc là dịch đặc có màu vàng/xanh cũng có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu bị cúm hoặc cảm lạnh. Khi này thai phụ cần đi khám để được điều trị đúng cách, kịp thời, tránh làm ảnh hưởng tiêu cực tới thai nhi. >>Xem thêm: thuốc DHA cho bà bầu loại nào tốt 5 cách giảm sổ mũi khi mang thai tại nhà hiệu quả Nếu đang phải đối mặt với tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi khi mang thai vô cùng khó chịu. Mẹ bầu có thể áp dụng những biện pháp dưới đây, vừa đơn giản, dễ làm mà lại đem đến hiệu quả cao. Dùng nước muối sinh lý xịt, rửa mũi: Nước muối sinh lý phù hợp với mọi lứa tuổi, bà mẹ mang thai và nuôi con bú, thường được dùng để súc miệng, nhỏ mắt, rửa mũi. Nước muối sinh lý có tác dụng kháng viêm, rửa sạch chất nhầy và các chất gây dị ứng, giúp đường thở thông thoáng để bà bầu hô hấp dễ dàng hơn. Súc miệng bằng nước muối: Mẹ bầu có thể dùng nước muối sinh lý hoặc tự pha nước muối loãng để súc miệng. Khi súc miệng bằng nước muối nên ngửa cổ để nước muối có thể khử khuẩn sâu dưới cổ họng, tiêu diệt nhiều tác nhân gây dị ứng, loại bỏ dịch nhầy trong cổ họng và có tác dụng kháng viêm, cải thiện và ngăn ngừa tình trạng sổ mũi khi mang thai. Tăng cường sức đề kháng cho bà bầu: Bổ sung vitamin C bằng các loại trái cây như cam, ổi, chanh,… và sử dụng các sản phẩm thảo dược tăng sức đề kháng cho bà bầu, phòng ngừa và cải thiện cảm cúm hiệu quả. Xông mũi họng trị sổ mũi khi mang thai: Xông hơi vùng mũi họng là cách trị sổ mũi đơn giản, dễ thực hiện và có hiệu quả nhanh chóng. Bà bầu chỉ cần đun sôi một nồi nước với vài hạt muối hoặc các loại lá có tinh dầu như bưởi, sả, hương nhu, gừng,… Sau đó đặt nồi nước xông xuống một bề mặt bằng phẳng, lấy khăn trùm đầu trùm kín gương mặt và nồi nước rồi hít hơi nước bay lên. Xông mũi vài phút bà bầu sẽ thấy nước mũi chảy ra nhanh nhiều để giảm nghẹt mũi. Đồng thời các loại tinh dầu trong nước xông cũng có tác dụng giải cảm, khử khuẩn, kháng viêm cho mũi nhằm cải thiện tình trạng sổ mũi nhanh hơn. Uống trà gừng: Gừng là 1 trong những thực phẩm tăng sức đề kháng cho bà bầu lành mạnh, có hiệu quả cao nhờ tính chống viêm hiệu quả. Mẹ bầu có thể uống một tách trà gừng nóng với mật ong để giảm nghẹt mũi, sổ mũi và tăng sức đề kháng tốt hơn. >>Xem thêm: xuống máu chân lần 3 bao lâu thì de Ngay khi nhận thấy tình trạng sổ mũi đi kèm sốt, phát ban, ngứa ngáy, đau họng,… mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế để khám chữa bệnh, đảm bảo an toàn cho thai nhi. Chúc mẹ có sức khỏe tốt cho thai kỳ trọn vẹn!