Trước khi bé Bắp Cải vào giai đoạn ăn dặm mình đã rất háo hứng và mường tượng ra cảnh bé cầm thức ăn ngon lành hay ăn thun thút khi được mẹ đút. Nhưng mình đã vỡ mộng từ ngày đầu tiên bé tập ăn và mình chợt hiểu rằng câu nói "cuộc chiến ăn dặm" không phải tự nhiên mà có. Ngay từ ngày đầu bé tập ăn mình đã bối rối khi bé chưa biết há miệng để nhận thức ăn và ngậm miệng lại khi thức ăn được đưa vào miệng. Mình chắc chắn rằng nhiều mẹ cũng gặp trường hợp tương tự mình. Sau khi tìm hiểu các thông tin kinh nghiệm các anh chị đi trước mình đã áp dụng với bé và thành công: dùng thìa gõ nhẹ lên môi dưới của bé theo bản năng bé sẽ há miệng để mẹ đưa thức ăn vào và dùng tay nâng nhẹ cằm bé để bé ngậm miệng lại. Chỉ vài ngày sau đó bé sẽ biết há miệng khi mẹ đưa thức ăn tới và ngậm miệng lại để nuốt thức ăn. Vấn đề thứ hai đó hiểu khẩu vị của bé. Cũng giống như người lớn, em bé cũng có khẩu vị và món "tủ" riêng của mình. Với những bạn cùng chăng lứa rất thích ăn những món ăn có vị ngọt từ củ quả. Nhưng với bé Bắp Cải khẩu vị của bé hơi giống bố, không thích những vị ngọt đó nên chỉ nấu mẹ bỏ hơi nhiều củ quả một chút bé sẽ bỏ qua bát cháo một cách hững hờ. Nhưng ngược lại bé lại rất thích vị của rau xanh. Nên mình nghĩ quá trình ăn dặm là thời gian để mẹ có thể tìm hiểu và biết con mình thích gì để áp dụng để bé có thể hợp tác và thích thú trong ăn uống hơn. Tập ăn thô cho bé trong ăn dặm. Khi mới bước vào thời kì ăn dặm mình và bé áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Để có thể hiểu được sở thích ăn uống của bé cũng như biết được bé không hợp và dị ứng với loại thức ăn nào. Nhưng khi bước sang tháng thứ 7 để phù hợp với thời gian của mẹ và để bé sự lựa chọn phương pháp ăn dặm bé muốn, mình và bé đã áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống. Khác với phương pháp ăn dặm chỉ huy được ăn thô từ khi bắt đầu ăn dặm thì ăn dặm truyền thống nếu mẹ không biết cách tăng thô thức ăn cho bé sẽ có thể dẫn tới các hệ lụy sau đây: - Ăn nhuyễn quá lâu làm mất đi phản ứng nhai của bé, khiến hàm không được vận động nên cơ hàm yếu không cắn được thức ăn khiến bé hay nhè thức ăn khi gặp phải thức ăn chưa được xay nhuyễn như thịt, rau củ quả. - Bị nôn ọe do họng không được tập luyện dẫn tới việc thức ăn không được xay nhuyễn bé không thể ăn được. Ăn thô sớm không hại dạ dày. Và có răng không chưa có răng không ảnh hưởng đến việc ăn thô của bé. Lợi của bé cũng có thể nhá nhỏ thức ăn để nuốt và việc làm mềm thức ăn và tiêu hóa sẽ do dạ dày đảm nhiệm. Qua quá trình chăm sóc bé Bắp Cải mình xin chia sẻ một số phương pháp tăng độ thô thức ăn như sau: - Nếu hiện tại mẹ dùng máy xay để xay nhuyễn thức thì có thể giảm dần thời gian xay lại. Xay dối hơi mỗi ngày một ít để bé quen dần với độ thô. Ban đầu bé hợp tác với cháo mẹ xay trong 10 phút thì ngày hôm sau mẹ có thể xay còn 9 phút khi bé đã quen dần mẹ có thể giảm thời gian xay lại. - Đối với bạn Bắp Cải mình dùng rây để làm nhuyễn thức ăn. Với những ngày đầu tiên ăn dặm mình phải rây những ba lần khi bé đã quen dần mình giảm số lần rây lại. Sau khi bé đã hợp tác với cháo rây nhuyễn mình tăng độ thô thức ăn cho bé bằng cách rây 9 phần cháo cộng 1 phần cháo hạt vỡ và tăng dần độ đặc của cháo từ 1:10 lên 1: 7, 1:5. Khi tăng độ thô trong thức ăn mình đã giảm số lượng cháo đưa vào miệng bé xuống một nửa hoặc 1/3 để bé có thể tập dần với độ thô mới. Ban đầu bé có thể hơi ọe vì phần cháo hạt vỡ đó nhưng bé sẽ quen dần. Từ từ tăng số lượng cháo hạt vỡ lên và giảm dần số lượng cháo rây nhuyễn lại. Trộm vía bé Bắp Cải hiện tại đã bỏ được chiếc rây sau gần 2 tháng gắn bó và đã ăn cháo được hạt vỡ. Thời gian tới mình và bé sẽ tiếp tục bước vào giai đoạn ăn cháo nguyên hạt và cơm nát. Hiện tại bé tròn 8 tháng và mẹ biết con đường phía trước còn dài và còn nhiều thử thách nhưng mẹ sẽ ở bên hỗ trợ và động viên bé tới ngày bé tốt nghiệp "khóa ăn dặm" Mong những chia sẻ của mình sẽ phần nào giúp được các mẹ đang trong giai đoạn ăn dặm. Mong các mẹ góp ý để mình và bé có thể kết thúc khóa học thành công mĩ mãn.😀