Hôm nay, thời tiết ngày càng nắng nóng kéo dài cho đến dịp hè, tia cực tím đến mức báo động, trẻ em vui chơi hoạt động ngoài trời dễ mắc các bệnh lý về nhiệt nguy hiểm, mà chẳng lẻ nhốt mấy đứa nhỏ ở nhà. Cùng cô My My tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết, sơ cứu và phòng tránh say nắng, để chúng ta vẫn vui chơi an toàn nhé! ???????????????????????????????????????????????? HIỆN TƯỢNG SAY NẮNG TRẺ EM Cơ thể chúng ta là một bộ máy hoạt động khá thống nhất với chế độ Automatic hơi bị thông minh. Nhiệt lượng cơ thể trẻ toả ra cho các hoạt động lớn hơn người lớn 20 - 30 %. Theo cơ chế tự điều hoà, tiết mồ hôi sẽ giúp làm mát "bộ máy đang bị nóng lên", nhưng vì 1 lý do nào đó, như trẻ hoạt động liên tục dưới điều kiện khí hậu quá nóng bức > 33 độ, độ ẩm cao > 60% hoặc mặc quá nhiều quần áo, hoặc thiếu nước, điện giải, trẻ sẽ dễ say nắng. Say nắng ở trẻ nếu không được nhận biết sớm, và hiệu chỉnh, trẻ có thể gặp nguy hiểm. NHẬN BIẾT DẤU HIỆU SAY NẮNG Ở TRẺ EM Chuột rút Dấu hiệu sớm nhất của hiện tượng SAY NẮNG ở trẻ em, nhưng không gây nguy hiểm. Do chuyển hoá acid lactic tại cơ, trẻ bị vọp bẻ, chuột rút, đau nhức dữ dội cơ chân, tay, hoặc trẻ có biểu hiện đau bụng. Nhanh chóng đưa trẻ đến nơi thoáng mát, cởi bỏ bớt đồ của trẻ, cho trẻ uống nước mát có cung cấp thêm điện giải như một số nước giải khát thể thao. Xoa bóp chân, tay nhẹ nhàng và cho trẻ nằm nghỉ. Mệt kiệt sức vì nóng Hãy cẩn trọng nếu trẻ có vài dấu hiệu kết hợp sau: 1. Rất khát 2. Đau bụng 3. Nôn ói và buồn nôn 4. Tăng kích thích hoặc quấy khóc liên tục 5. Buồn ngủ, lơ mơ 6. Đau đầu 7. Yếu cơ, trẻ ngưng hoạt động đột ngột, đòi ẳm bồng 8. Đổ mồ hôi liên tục, da ẩm ướt, lạnh. 9. Tăng thân nhiệt Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến nơi thoáng mát, bỏ bớt đồ cho trẻ, cho trẻ mặc đồ thoáng mát, có thể làm mát da trẻ bằng nước mát, cung cấp nước có muối đường và điện giải cho trẻ. Nếu trẻ nôn ói, hoặc lơ mơ từ chối uống nước nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cung cấp dịch truyền. Say nắng thật sự Say nắng thật sự ở trẻ em có thể là một tình trạng cấp cứu nguy hiểm, xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hoà được nhiệt độ > 41 độ, có thể gây tình trạng tổn thương não, nguy hiểm đén tính mạng. Yếu tố nguy cơ có thể đưa trẻ đến tình trạng say nắng nguy hiểm là: - Trẻ mặc qua nhiều đồ, hoạt động dưới trời nắng nóng liên tục, thiếu nước. - Các trường hợp tai nạn trẻ em trong xe hơi được ghi nhận, do nguyên nhân say nắng khi nhiệt độ môi trường lên đến 33,9 độ và nhiệt độ xe hơi lên đến 51,7 độ, trong 20 phút, trẻ có thể chết trong xe hơi nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Hãy nghĩ đến SAY NẮNG CẦN ĐƯỢC CẤP CỨU, nếu trẻ có một trong những biểu hiện sau đây: 1. Đau đầu, yếu cơ, kích thích/ mất ý thức, buồn nôn liên tục 2. Thở nhanh và tim đập nhanh 3. Cơ thể nóng > 40 độ, nhưng không vã được mồ hôi, da khô, nóng, đỏ bừng 4. Co giật. 5. Hôn mê. 2. Bạn cần gọi cấp cứu hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, trong thời gian chờ đợi sự giúp đỡ, nhanh chóng đưa trẻ đến nơi mát mẻ, cởi bỏ hết đồ của trẻ, tắm mát cho trẻ, Không nên cố gắng cung cấp nước cho trẻ nếu co giật, lơ mơ, ngủ hoặc đang kích thích. ???????????????????????????????????????????????? PHÒNG TRÁNH SAY NẮNG Ở TRẺ Những hoạt động ngoài trời là vô cùng cần thiết cho trẻ, để an toàn nên: 1. Dạy trẻ hoặc thường xuyên chủ động cung cấp nhiều nước và liên tục trong các hoạt động ngoài trời ngay cả khi trẻ không cảm giác khát. (100 - 240 ml dịch mỗi 20 p ). 2. Mặc đồ sáng màu, không quá bó sát, thoáng mát. Mỏng. 3. Sử dụng kem chống nắng, kính mát cho trẻ 4. Trong những ngày thời tiết quá nóng hoặc quá ẩm, trẻ tham gia những hoạt động liên tục ngoài trời tốt nhất sau 6 giờ chiều. 5. Dạy trẻ những dấu hiệu khó chịu cần sự trợ giúp của người lớn hoặc đi vào nơi bóng râm nghỉ ngơi, uống nước.Nếu trẻ còn nhỏ hoặc chưa ý thức được những điều này, người chăm sóc trẻ nên giám sát liên tục trong các hoạt đọng ngoài trời của trẻ, để trợ giúp khi cần. 6. Không bao giờ để trẻ 1 mình trên xe hơi dù bạn đã nhớ bật điều hoà. Nguồn tham khảo: 1. Kidshealth.org - heat illness 2. WebMD.com - Heat Stroke: Symptoms and Treatment DR MYMY