Chọc ối hay chọc dò ối (Amniocentesis) là một thủ tục trước khi sinh mà bác sĩ thường khuyên mẹ bầu tiến hành khi mang thai. Xét nghiệm này kiểm tra các bất thường của thai nhi (dị tật bẩm sinh) như hội chứng Down, xơ nang hoặc tật nứt đốt sống ở thai nhi... Chọc ối thường được thực hiện trong khoảng thời gian từ 16 đến 20 tuần trong thai kỳ. Trong khoảng thời gian này, em bé đang phát triển trong khoảng 130ml nước ối, em bé liên tục nuốt và bài tiết. Bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim để rút một lượng nhỏ chất lỏng từ túi nước ốibao quanh thai nhi. Chất lỏng được rút ra sẽ dùng để kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai nhi, bao gồm cả giới tính của bé và để phát hiện các bất thường về thể chất như hội chứng Down hoặc tật nứt đốt sống. Các mẫu nước ối cũng có thể được xét nghiệm DNA để xác định một loạt các rối loạn di truyền, như xơ nang và hội chứng Fragile X. Các vấn đề được phát hiện bởi chọc ối - Chọc ối có thể phát hiện một số nhiễm sắc thể và các bất thường khác khi sinh ở thai nhi đang phát triển; - Hội chứng Down; - Khiếm khuyết ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống; - Rối loạn di truyền: mẫu nước ối có thể được xét nghiệm DNA để xác định một loạt các rối loạn di truyền, chẳng hạn như xơ nang và hội chứng Fragile X; Những người cần phải thực hiện chọc ối kiểm tra: - Phụ nữ trên 40 tuổi. Ở những người phụ nữ lớn tuổi, nguy cơ sinh con mắc hội chứng Down bắt đầu tăng đáng kể - từ khoảng 1/2000 (ở tuổi 20) lên tới 1/100 (ở tuổi 40); - Phụ nữ có tiền sử gia đình có bất thường về nhiễm sắc thể, như hội chứng Down; - Phụ nữ đã có con bị bất thường nhiễm sắc thể; - Phụ nữ mang các rối loạn di truyền; - Phụ nữ có chồng có tiền sử gia đình bị rối loạn di truyền hoặc bất thường nhiễm sắc thể; - Phụ nữ có kết quả sàng lọc huyết thanh hoặc kết quả siêu âm bất thường; Quy trình chọc ối Trước khi chọc ối, thông thường bác sĩ sẽ giải thích quy trình cũng như tư vấn đề những rủi ro có thể gặp phải cho mẹ và người bảo hộ, sau đó sẽ tiến hành các bước - Mẹ bầu nằm xuống để tiến hành siêu âm xác định vị trí của thai nhi và nhau thai; - Sau khi bác sĩ xác định được vị trí an toàn để chọc ối sẽ tiến hành lau bụng người phụ nữ bằng chất khử trùng và tiêm thuốc gây tê cục bộ vào da; - Bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim dài và mỏng để rút khoảng 15 đến 20ml (khoảng ba muỗng cà phê) nước ối, quá trình này mất khoảng 30s; - Tiến hành kiểm tra kết quả, trong một số trường hợp, kết quả có thể mất tới ba tuần; Biến chứng sau chọc ối Hầu hết các mẹ bầu không cảm thấy đau khi chọc ối, tuy nhiên sau khi tiến hành kiểm tra mẹ vẫn nên nghỉ ngơi trong khoảng 1 giờ sau đó, cũng như cẩn thận trong vài ngày tiếp theo. Ngoài ra, mặc dù chọc ối được coi là một quy trình an toàn tuy nhiên vẫn có thể có một số tác dụng phụ như người hơi khó chịu hoặc vị trí chọc ối bị bầm tím, một số biến chứng cực hiếm khá có thể xảy ra như: Nhiễm trùng: triệu chứng bao gồm sốt. Lúc này mẹ bầu cần phải tới gặp bác sĩ ngay lập tức. Rò rỉ ối: nước ối có thể rò rỉ từ âm đạo (rơi vào khoảng 1% các trường hợp). Thông thường hiện tượng rò rỉ nước ối sẽ dừng lại trong vòng 1 đến 2 ngày, tuy nhiên mẹ bầu vẫn cần tới bác sĩ để kiểm tra. Sảy thai tự nhiên: trường hợp này cực kì hiếm, có thể xảy ra ở ít hơn 1% mẹ bầu sau khi làm xét nghiệm chọc ối. Nhạy cảm với Rh: trong cực kì ít trường hợp các tế bào máu của em bé có thể xâm nhập vào máu của mẹ. Nếu mẹ âm tính với Rh, cô ấy có thể tạo ra các kháng thể tấn công các tế bào hồng cầu của em bé. Để ngăn chặn điều này, một người mẹ Rh âm sẽ được t globulin miễn dịch kháng yếu tố Rh(D) (Kháng D). Chấn thương cho em bé: kim được sử dụng trong khi làm thủ thuật có thể vô tình chạm vào một phần cơ thể của em bé. Có thể nói chọc dò ối hiếm khi gây hại cho mẹ hoặc em bé trong thời gian dài cũng như các biến chứng sau chọc ối là rất hiếm. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu gặp các triệu chứng bất thường như trên hoặc chảy máu từ âm đạo, thì cần phải gặp bác sĩ ngay lập tức mẹ bầu nhé!