Việc ăn món gì, sử dụng loại thực phẩm nào, chế biến ra sao, trái cây nào an toàn với phụ nữ mang thai đều phải được tìm hiểu và lựa chọn cẩn thận. Vậy bà bầu ăn quả thị được không? 1. Quả thị là quả gì? Quả thị rất nổi tiếng ở Việt Nam cùng với sự tích về cô Tấm bước ra từ trong quả thị. Tuy nhiên đây còn là loại quả có hương thơm đặc biệt, được nhiều người bày trong nhà để thưởng thức hương thị, rất nhiều người còn thích ăn quả thị bởi hương thơm và vị ngọt ngào. Trước khi tìm hiểu bà bầu ăn quả thị được không chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quả thị là quả gì? Ăn thị có lợi hay có hại cho sức khỏe? Thị là cây thân gỗ, cây cổ thụ có thể cao tới 20m, cây trưởng thành có chiều cao trung bình là 5 – 6m. Quả thị có tên khoa học là Diospyros decandra Lour, bắt đầu chín vào mùa hè cho đến hết mùa thu nên đây cũng là loại quả đặc trưng của mùa thu. Quả thị được chia làm 2 loại là loại quả dẹt, đáy bằng, thường được gọi là thị sáp hay thị lục sáp. Một loại nữa là quả thị có dạng hình cầu, đáy tròn, hay còn được gọi là thị muộn. Khi chín quả thị có màu vàng, đài bám rất chặt, hạt cứng, dẹt, dài khoảng 3cm. Khi vừa chín tới quả thị có mùi thơm mát do vỏ thị có chứa tinh dầu tương tự hương thơm của ester valerianic, có tác dụng thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, ổn định tinh thần rất tốt. Khi chín quả thị rất mềm, vỏ có màu vàng sẫm và hương thơm nhạt hơn rất nhiều so với quả thị vừa chín tới. Quả thị chín có màu vàng và hương thơm mát có thể giúp thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng Theo phân tích của Peirier (1932), thịt quả thị có chứa: Nước: 86,2% Chất béo: 0,16% Protein: 0,67% Gluxit: 12% Tanin: 0,33% Xenluloza: 0,47% 2. Bà bầu ăn quả thị được không? Mẹ bầu không nên ăn quả thị, đặc biệt là những quả thị chưa chín mềm, để tránh bị táo bón, tắc ruột,… Trong quả thị chứa rất nhiều flavonoid – một hoạt chất tự nhiên rất phổ biến ở thực vật được biết đến với nhiều công dụng như khử khuẩn, kháng viêm, chống dị ứng, chống oxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa. Các nghiên cứu cũng chỉ ra quả thị có thể cung cấp vitamin C, đường và có khả năng chống oxy hóa nhẹ. Đồng thời quả thị còn có tác dụng như kháng khuẩn, kháng nấm, kháng sốt rét và bổ máu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bà bầu ăn quả thị dễ gây ra tình trạng táo bón. Bởi quả thị có hàm lượng tanin cao, bà bầu ăn thị sẽ khiến niêm mạc ruột săn lại và khiến nhu động ruột bị chậm lại, quá trình tiêu hóa – bài tiết cũng bị ảnh hưởng và làm cho tình trạng táo bón của bà bầu càng trở nên tồi tệ hơn. Do đó, nếu bà bầu rất thích ăn thị, đặc biệt là những bà bầu đang trong quá trình thai nghén và cảm thấy rất thèm ăn thị, thì chỉ nên ăn những quả đã chín kỹ. Mỗi lần ăn không quá 1 quả, ăn khoảng 2 – 3 quả mỗi tuần và không ăn quả thị lúc đói. Nếu ăn quả thị vào lúc đói sẽ có cảm giác cồn cào ruột gan và bị von cục ở đường tiêu hóa dẫn tới tắc ruột. Y học đã ghi nhận có những trường hợp bị tắc ruột do ăn quá nhiều các loại quả có chứa tanin như quả hồng, quả thị,… Mẹ bầu không nên ăn quả thị, đặc biệt là quả thị chưa chín mềm, để tránh bị táo bón. Ngoài ra, để phòng ngừa tình trạng táo bón phổ biến khi mang thai, bà bầu chỉ nên chọn các loại vi chất dễ hấp thu và sử dụng đúng cách, đúng liều lượng chỉ định mẹ nhé. Chúc mẹ bầu có thai kỳ trọn vẹn, mẹ tròn con vuông! Viên uống bổ sung magie và vitamin B6 – nhập khẩu từ Châu Âu >> Tham khảo thêm: Cách bổ sung magie B6 cho bà bầu Các mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để giúp cho mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt nhất. Trong đó magie và B6 là hai vi chất cũng rất cần thiết các mẹ cần chú ý bổ sung nhé!