Hạt đác nghe có vẻ lạ đối với các bạn miền Bắc và miền Nam. Thậm chí có thể bị nhầm lẫn là dừa nước hay thốt nốt. Cây hạt đác Cây hạt đác có hình dạng giống cây chà là nằm sâu trong rừng, trên núi và chỉ có ở miền Trung, đặc biệt có rất nhiều ở Phú yên, Khánh Hòa. Quả đác trông tương tự như quả dừa nhưng nhỏ chỉ bằng nắm tay, kết thành từng chùm như buồng cau. Mỗi cây có rất nhiều buồng, một buồng khá to và nặng phải hai người ôm mới xuể. Ít ai biết, để thu hoạch hột đác, người lấy quả phải vào rừng chặt cả cây hoặc giật từng buồng đác rớt xuống đất, buồng đác có rất nhiều rắn nên người ta đợi rắn bò đi hết mới gom về. Nhựa quả đác gây ngứa nên thường người trẩy đác chặt buồng về chất đống to, châm củi đốt cháy đen vỏ ngoài rồi đợi nguội để ép hột đác bên trong ra. Mỗi quả có gần chục hột, màu trắng trong, da trơn láng, nhai giòn sựt, dẻo dai và bùi bùi. Hột đác giống dừa nước và thốt nốt nhưng ăn béo, ngon hơn. Hạt đác không chỉ ăn ngon miệng và còn có công dụng tuyệt vời mà ít ai biết. Công dụng của hạt đác Hạt đác không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp: 1. Làm đẹp: Hạt đác là một chất làm đẹp tự nhiên được dùng ăn kèm với sữa chua, nước trái cây, hoa quả…giúp tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể, đem lại vóc dáng thon thả. 2. Ngăn ngừa loãng xương: Thành phần canxi có trong hạt đác giúp làm giảm nguy cơ loãng xương , đồng thời bổ sung chất cơ và carbohydrate. 3. Trị viêm khớp: Galaktomannan có trong hạt đá được dùng như một thành phần trong chế biến các loại thuốc trị viêm khớp, giảm đau. 4. Ổn định huyết áp: Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân có huyết áp cao thường do mức độ kali thấp nên nếu ăn hạt đác thường xuyên có thể giúp ổn định huyết áp. 5. Tốt cho tim mạch: Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hạt đát có thể giúp tăng cholesterol tốt và là một thực phẩm tự nhiên tuyệt vời để duy trì sức khỏe tim mạch. 6. Tốt cho hệ tiêu hoá: Hột đác có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hoá, giúp cho việc hấp thu các dưỡng chất tốt hơn như vitamin, amino acid, khoáng chất… 7. Tốt cho người vận động: Đối với những vận động viên rèn luyện thể lực, hạt đát là một kho cung cấp nguồn năng lượng nhanh, giúp vận động viên hồi phục và tái tạo những mô bị tổn thương. Cách chế biến hạt đác Hạt đác mua về rửa sạch vài lần với nước để loại bỏ nhớt. Để loại bỏ mùi ngái và làm sạch hạt đác bạn đun sôi nước và chút muối, cho hạt đác vào và nấu sôi lại tầm 3 phút đổ hạt đác ra cho ráo nước và có thể ăn để thưởng thức vị dai giòn, sựt sựt, hoặc có thể rim, nấu chè, ăn với sữa chua,.. Hạt đác tươi rim với đường và hoa quả sẽ có hương vị ngon hơn, ăn có mùi vị và thích hơn. Hạt đác rim xong được dùng trong các món chè Bơ dầm hạt đác (bơ mua về chẻ đôi bỏ hạt, dùng muỗng nạo lấy phần thịt, cho vào ly cùng với đường, sữa đặc có đường, sữa chua (tùy thích) cho hạt đác, đá vào và thưởng thức. Sữa chua hạt đác: - 1 hộp sữa chua, trái cây tùy thích, hạt đác lượng vừa (cho đá nếu thích) phải trộn lại và thưởng thức - 1 hộp sữa chua, 1 lượng hạt đác vừa phải. 1 lát chanh, sữa đặc có đường, đá bào. Cho đá vào ly, tiếp đến cho sữa chua, hạt đác, sữa đặc, vắt nước cốt chanh vào. Trộn đều và thưởng thức. Hạt đác rim thơm Nguyên liệu: 1kg hạt đác 1 - 1,5 trái thơm ngọt 300g đường cát (có thể thay bằng đường phèn) Cách làm: - Hạt đác rim bạn nên chọn loại non, mềm rửa sạch 3 - 4 lần rồi đem luộc với nước sôi trong khoảng 10 phút, vớt ra rửa lại với nước đá để hạt đác giòn hơn. - Sau đó vớt ra rổ để ráo nước sau đó tiến hành trộn với thơm (thơm cắt nhỏ càng nhỏ càng ngấm) và đường vào để đường ngấm vào hạt đác tầm 30 phút đến 1 giờ. Khi rim hạt đác bạn cần kiên nhẫn vì đường và thơm vào cùng sẽ ra rất nhiều nước. Khi rim chỉ để lửa riu riu thì hạt đác ngấm và săn từ từ. - Khi mới vừa rim xong sẽ hơi dẻo, có mùi hơi ngấy nhưng để nguội xong thì sẽ có hương thơm dễ chịu ngay thôi. Bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Hạt đác rất dễ "ăn" màu nên có thể rim cùng với một số loại hoa quả như: dâu tây, dâu tằm, nước cốt lá dứa, nước chanh dây, hoa đậu biếc...