Giống như tất cả các kĩ năng khác, em bé khi sinh ra cũng cần phải học cách nhìn trong một khoảng thời gian. Không phải em bé khi sinh ra đã có đủ các kĩ năng thị giác như tập trung nhìn, di chuyển mắt chính xác vv. Thị lực đóng vai trò cực kì quan trọng giúp bé sử dụng thông tin hình ảnh mà mắt gửi đến não để hiểu và tương tác với thế giới xung quanh. Từ khi sinh ra, bé bắt đầu khám phá những điều kỳ diệu trong cuộc sống bằng đôi mắt của mình. Đôi mắt giúp cung cấp thông tin và kích thích quan trọng cho sự phát triển của bé để từ đó bé phát triển các kĩ năng đầu đời như học cách tiếp cận và nắm lấy bằng tay hoặc bò và ngồi dậy; Cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đảm bảo mắt và thị lực của trẻ có thể phát triển đúng cách. Bố mẹ cần nên: - Theo dõi các dấu hiệu của các vấn đề về mắt và thị lực của bé - Đưa bé kiểm tra thị lực khi được 6 tháng tuổi - Giúp trẻ phát triển tầm nhìn bằng cách tham gia vào các hoạt động phù hợp với lứa tuổi Quá trình phát triển thị lực của trẻ sơ sinh - Khi sinh ra, do mắt và hệ thống thị giác chưa đươc phát triển đầy đủ nên trẻ sơ sinh không thể nhìn rõ như trẻ lớn hay người lớn nhưng khả năng này sẽ dần được cải thiện trong vài tháng đầu đời. - Sau đây là một số mốc quan trọng để theo dõi trong tầm nhìn và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý là không phải mọi đứa trẻ đều giống nhau và một số có thể đạt được các mốc nhất định ở các độ tuổi khác nhau: Trẻ mới sinh cho tới 4 tháng tuổi - Khi mới sinh, tầm nhìn của trẻ sơ sinh rất khó chịu với tất cả các loại kích thích thị giác. Mặc dù có thể nhìn chăm chú vào một mục tiêu có độ tương phản cao, các em bé vẫn chưa phát triển khả năng để có thể dễ dàng phân biệt sự khác biệt giữa hai mục tiêu hoặc di chuyển mắt giữa hai hình ảnh. Trọng tâm chính của chúng là các vật thể cách mặt chúng 20 đến 25 cm hoặc khoảng cách đến mặt của bố mẹ. - Trong những tháng đầu đời, đôi mắt bắt đầu hoạt động cùng nhau và thị lực nhanh chóng được cải thiện. Sự phối hợp tay-mắt bắt đầu phát triển khi trẻ sơ sinh bắt đầu theo dõi các vật chuyển động bằng mắt và với lấy chúng. Khi được 8 tuần tuổi, các bé bắt đầu dễ dàng tập trung mắt hơn vào khuôn mặt của cha mẹ hoặc người khác gần chúng. - Trong hai tháng đầu đời, mắt của trẻ sơ sinh không được phối hợp tốt và có thể chuyển động lung tung hoặc bị lác. Điều này thường là bình thường. Tuy nhiên, nếu 1 bên mắt của bé nhắm mở liên tục thì bố mẹ nên đưa bé đi kiểm tra. - Em bé bắt đầu theo dõi các vật chuyển động bằng mắt và với lấy đồ vật vào khoảng ba tháng tuổi. Từ 5 đến 8 tháng tuổi - Trong những tháng này, việc kiểm soát chuyển động của mắt và kỹ năng phối hợp giữa mắt và cơ thể tiếp tục được cải thiện. - Phải đến tháng thứ 5 đôi mắt của bé mới có thể nhận thức được sự xa gần của sự vật một cách rõ ràng - Mặc dù thị lực màu của trẻ sơ sinh không nhạy cảm như người lớn, nhưng người ta thường tin rằng trẻ sơ sinh có thị lực màu tốt khi được 5 tháng tuổi. - Hầu hết các bé bắt đầu bò lúc khoảng 8 tháng tuổi, điều này giúp phát triển hơn nữa sự phối hợp giữa mắt, tay, chân và toàn cơ thể. Những em bé biết đi sớm đôi khi không học cách sử dụng đôi mắt của mình tốt như những đứa trẻ bò nhiều. Chín đến mười hai tháng - Khi được khoảng 9 tháng tuổi, các bé bắt đầu học cách đứng lên. Khi được 10 tháng tuổi, bé có thể nắm các vật bằng ngón tay cái và ngón trỏ. - Đến mười hai tháng tuổi, hầu hết các bé đều đã biết bò và cố gắng tập đi. Cha mẹ nên khuyến khích bò hơn là đi bộ sớm để giúp trẻ phát triển sự phối hợp tay và mắt tốt hơn. - Lúc này các bé có thể đánh giá khoảng cách khá tốt và ném mọi thứ với độ chính xác khá cao. Một đến hai tuổi Khi được hai tuổi, sự phối hợp tay và cảm nhận chiều sâu của trẻ cần được phát triển tốt. Trẻ em ở độ tuổi này rất thích khám phá môi trường xung quanh bằng cách nhìn và lắng nghe. Bé nhận ra những đồ vật và hình ảnh quen thuộc trong sách và có thể viết nguệch ngoạc bằng sáp màu hoặc bút chì. Dấu hiệu của vấn đề về mắt và thị lực Thường thì vấn đề về mắt và thị lực ở trẻ sơ sinh là rất hiếm. Hầu hết các bé bắt đầu cuộc sống với đôi mắt khỏe mạnh và bắt đầu phát triển các khả năng thị giác mà chúng sẽ cần trong suốt cuộc đời mà không gặp khó khăn. Nhưng đôi khi, các vấn đề về sức khỏe và thị lực có thể xuất hiện ở một số trẻ. Cha mẹ cần chú ý các vấn đề sau: - Quá nhiều nước mắt: điều này có thể là do ống dẫn nước mắt bị chặn - Mí mắt đỏ hoặc có cặn: đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng mắt - Xoay mắt liên tục: điều này có thể báo hiệu một vấn đề với kiểm soát cơ mắt - Độ nhạy cực cao với ánh sáng: áp lực tăng cao trong mắt - Con ngươi trắng: dấu hiệu của ung thư mắt Nếu có xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu nào trong số các dấu hiệu trên thì bố mẹ nhớ đưa bé đến bác sĩ mắt để kiểm tra nhé! Bố mẹ có thể làm gì để giúp con phát triển thị giác Có rất nhiều điều bố mẹ có thể làm để giúp thị lực của bé phát triển đúng cách. Dưới đây là một số ví dụ về các hoạt động phù hợp với lứa tuổi có thể hỗ trợ sự phát triển thị giác của trẻ sơ sinh. Bé mới sinh cho tới 4 tháng tuổi - Sử dụng đèn ngủ hoặc đèn mờ khác trong phòng của bé - Thường xuyên thay đổi vị trí của cũi và thay đổi vị trí của bé khi nằm trong cũi - Treo đồ chơi trong tầm với của bé để bé có thể chạm vào - Nói chuyện với bé khi bạn đi dạo quanh phòng - Đổi bên phải và bên trái mỗi lần cho bé bú sữa Năm đến tám tháng - Đặt kệ chữ A và các đồ vật khác nhau trên giường cũi để bé nắm, kéo và đá. - Cho bé nhiều thời gian để chơi và khám phá trên sàn nhà. - Đưa bé các hình khối nhựa hoặc gỗ có thể cầm trên tay. - Chơi đập tay và các trò chơi khác, di chuyển bàn tay của em bé qua các bên trong khi nói to các từ. Chín đến mười hai tháng - Chơi trốn tìm hoặc chơi giấu đồ chơi để giúp bé phát triển trí nhớ thị giác. - Đặt tên đồ vật khi nói chuyện để khuyến khích các kỹ năng phát triển từ vựng và liên kết của bé. - Khuyến khích bé bò và leo. Một đến hai tuổi - Lăn một quả bóng qua lại để giúp trẻ theo dõi các vật bằng mắt một cách trực quan. - Cho trẻ xây dựng các khối và chơi cùng quả bóng đủ hình dạng và kích cỡ để tăng cường các kỹ năng vận động tinh và phát triển cơ nhỏ. - Đọc hoặc kể chuyện để kích thích khả năng hình dung và mở đường cho kỹ năng học và đọc của trẻ. Kể cả trong trường hợp bé không có vấn đề về mắt hoặc thị lực rõ ràng thì khi bé được khoảng 6 tháng tuổi, bố mẹ cũng nên đưa bé đến bác sĩ đo thị lực để kiểm tra mắt lần đầu tiên để kiểm tra - Dấu hiệu của cận thị, viễn thị hoặc loạn thị - Khả năng chuyển động của mắt - Vấn đề sức khỏe mắt Mặc dù những vấn đề này không phổ biến tuy nhiên đưa trẻ đi khám là cách yên tâm nhất để xác định sức khỏe mắt cho con cũng như có thể tiến hành điều trị sớm nếu bé gặp phải vấn đề gì liên quan đến sự phát triển thị lực bố mẹ nhé!