Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

GIẢI ĐÁP: TRẺ KÉN ĂN PHẢI LÀM SAO?

Trẻ kén ăn là một trong những giai đoạn phát triển của bé, khiến nhiều bố mẹ đau đầu tìm cách khắc phục với lo lắng con bị thiếu chất. Bài viết sau sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết của tình trạng này và cách cải thiện hiệu quả cho con.

Trẻ kén ăn là một trong những giai đoạn phát triển của bé, khiến nhiều bố mẹ đau đầu tìm cách khắc phục với lo lắng con bị thiếu chất. Bài viết sau sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết của tình trạng này và cách cải thiện hiệu quả cho con. 1. Một số dấu hiệu nhận biết trẻ kén ăn Dấu hiệu nhận biết trẻ kén ăn rất dễ để thấy, chỉ cần bố mẹ chú ý tới trẻ là sẽ nắm được các biểu hiện bé kén ăn. Một số triệu chứng cho thấy trẻ đang kén ăn gồm có: Trẻ liên tục nói mình không thích ăn món đó, thậm chí là giận dữ khi thấy món ăn đó. Trẻ từ chối ăn những món từng yêu thích. Đây không phải là dấu hiệu đáng báo động bởi sở thích của con sẽ thay đổi từng ngày. Trẻ từ chối ăn và nói rằng mình không thích món ăn đó cho thấy bé kén ăn Trẻ chỉ đòi ăn một món ăn trong nhiều ngày cũng là dấu hiệu cho thấy bé kén ăn. Trẻ không muốn ăn các món ăn khác hay thử đồ ăn mới. Trẻ quấy khóc, ném đồ ăn, lật bát.. Trẻ bị thu hút bởi những món đồ chơi hay mọi vật xung quanh mà không quan tâm bữa ăn. Trẻ thường xuyên bỏ dở khẩu phần ăn, không ăn hết. Trẻ ăn chậm, mỗi bữa kéo dài cả tiếng đồng hồ. Trẻ không ăn một số thực phẩm nhất định. Một số dấu hiệu khác như trẻ buồn nôn, nôn ói khi nhìn thấy thức ăn cũng cho thấy bé kén ăn. 2. Giải đáp thắc mắc trẻ kén ăn phải làm sao Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bị kén ăn, bố mẹ hãy áp dụng ngay những cách sau đây để kích thích bé ăn nhiều, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn: Cho trẻ ăn uống điều độ: Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, cho trẻ ăn đủ bữa nhưng không ép con ăn quá nhu cầu sẽ khiến cho bé sợ ăn. Mẹ cũng nên lựa chọn các thực phẩm phù hợp với độ tuổi của bé. Sắp xếp thực đơn dinh dưỡng đủ chất và phù hợp với lứa tuổi của con Cho trẻ ăn các món mới: Lên kế hoạch cho bé tiếp xúc, trải nghiệm các món ăn mới ạ, cho trẻ tập làm quen dần với thức ăn, tuy nhiên không nên thay đổi hoàn toàn các món ăn trên bàn. Tập trung vào giá trị dinh dưỡng: Hãy tập trung vào giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, không cần chú trọng nhiều vào việc thực phẩm đó đắt hay rẻ. Những loại dinh dưỡng mà bé đang cần tại thời điểm này là canxi, protein, sắt, vitamin.. Hạn chế đường và gia vị: Tránh lạm dụng các thực phẩm ngọt hay các loại đường bởi hàm lượng calo cao có thể làm cho con bị béo phì khó kiểm soát. Làm gương cho trẻ: Bố mẹ nên ăn nhiều loại thức ăn và không bỏ bữa để con bắt chước thói quen và hành vi ăn uống của bố mẹ. Cho trẻ ăn cùng gia đình: Để trẻ được tham gia ăn cùng gia đình cũng là cách giúp bé có cảm hứng ăn uống hơn. Sáng tạo trong cách trình bày: Mẹ hãy trang trí món ăn bắt mắt và tạo hình đẹp hơn cho món ăn để bé ăn được nhiều hơn. Cắt giảm đồ ăn vặt: Khi trẻ biếng ăn, kén ăn, bố mẹ thường có tâm lý sợ con ăn ít nên hay cho bé ăn vặt giữa các bữa, điều này rất sai lầm. Hãy để bé được đói và có cảm giác thèm ăn, từ đó con sẽ ăn nhiều hơn trong bữa chính. Ngoài việc thực hiện những biện pháp trên, bố mẹ hãy cho con dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng để giúp trẻ cải thiện tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng, còi xương, suy dinh dưỡng khi kén ăn trong thời gian dài. Tăng cường sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng sẽ giúp con hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và ăn uống nhiều hơn. Lưu ý khi lựa chọn sản phẩm sử dụng cho bé, mẹ hãy chọn các sản phẩm lành tính và phù hợp với bé. Herokid Gold nhập khẩu từ Hàn Quốc với thành phần tự nhiên hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ chậm lớn Bố mẹ đừng quá lo lắng khi thấy trẻ kén ăn mà hãy áp dụng ngay các cách trên để khắc phục tình trạng này hiệu quả, giúp con ăn uống tốt hơn và thích ăn hơn.