Khi một bà bầu biết có khả năng sinh non, điều đầu tiên có lẽ ai cũng nghĩ đến lý do tại sao và bắt đầu đổ lỗi cho bản thân: “Tôi đã làm gì sai? Đáng lẽ tôi phải làm điều đó sớm hơn thì sẽ không đưa đến tình trạng này” hay “Bé cưng sẽ ổn chứ?”. Đừng quá lo lắng và tự trách bởi sinh non là điều có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Nếu bạn nghĩ mình có nguy cơ sinh non cao hoặc nghi ngờ có dấu hiệu sinh non, hãy chia sẻ với bs để có được lời khuyên hữu ích???? CHUYỂN DẠ SINH NON, SINH NON LÀ GÌ? - Chuyển dạ sinh non hay doạ sinh non: Là sự co bóp có chu kỳ của tử cung tạo ra biến đổi ở CTC, xảy ra trước 37w. Những biến đổi này bao gồm: xóa (CTC ngắn lại), và mở (CTC mở ra giúp thai lọt ra ngoài). - Sinh non: Là trẻ sinh ra từ 22-37w, được phân nhóm như sau: + Cực non: + Rất non: 28-32w. + Non trung bình: 32-37w. TẠI SAO CẦN QUAN TÂM ĐẾN SINH NON? - Vì thai quá non chưa phát triển đầy đủ, và mang những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như về mắt, hô hấp hay nặng hơn như về não-có thể để lại di chứng suốt đời. Một số di chứng khác, như giảm khả năng học tập, có thể xuất hiện muộn hơn, ở giai đoạn trẻ em hoặc khi đã trưởng thành. - Trẻ sẽ có các nguy cơ về sức khỏe cao nếu sinh trước 34w. Tuy nhiên, những trẻ sinh từ 34-37w cũng tồn tại những nguy cơ về sức khỏe khác. AI CÓ NGUY CƠ SINH NON? Yếu tố tăng nguy cơ sinh non gồm: - Tiền sử sinh non - Cổ tử cung ngắn - Khoảng cách giữa những lần mang thai ngắn - Tiền sử phẫu thuật trên tử cung hoặc CTC - Viêm nhiễm vùng sinh dục, đa thai... - Yếu tố như nhẹ cân trước lúc mang thai, hút thuốc lá, sử dụng chất gây nghiện.... DỰ PHÒNG SINH NON KHI CÓ NGUY CƠ SINH NON NHƯ THẾ NÀO? - Nếu sản phụ có tiền sử sinh non và đang có kế hoạch mang thai->cần đi khám trước khi mang thai. - Khi có thai, cần đảm bảo được chăm sóc trước sinh sớm->đến bs chuyên khoa. - Ngoài ra, sp có thể được chỉ định một số thuốc hoặc phương pháp điều trị nhằm dự phòng sinh non nếu có các yếu tố nguy cơ. DẤU HIỆU, CHẨN ĐOÁN CỦA CHUYỂN DẠ SINH NON? *Dấu hiệu: - Thay đổi tính chất dịch tiết âm đạo (ra nước, nhầy hoặc có máu) - Đau vùng chậu hoặc vùng bụng dưới - Thường xuyên đau vùng thắt lưng - Đau quặn bụng dưới, có hoặc không có tiêu chảy - Thường xuyên có các cơn gò tử cung (có thể không đau) - Vỡ ối (nước ối chảy ra thành dòng hoặc chảy từng giọt) -> Lúc này bạn cần tới bệnh viện ngay: - Bác sĩ sẽ khám âm đạo để xem có sự thay đổi CTC (khám bằng mỏ vịt) - Cần theo dõi và đánh giá nhiều lần trong vài giờ, theo dõi cơn co tử cung, làm xét nghiệm cần thiết. - Siêu âm đầu dò âm đạo để đo chiều dài CTC và định lượng Fetal Fibronectin - một loại protein trong dịch tiết âm đạo (sự xuất hiện của protein này có liên quan đến sinh non). *Rất khó để bác sĩ tiên lượng chuyển dạ sinh non tiến triển đến sinh non hay không. Chỉ 10% sp có chuyển dạ sinh non sẽ đưa đến sinh non trong vòng 7 ngày tiếp theo. Có khoảng 30% chuyển dạ sinh non sẽ tự dừng lại. VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGỪNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DẠ SINH NON? Nếu chuyển dạ sinh non, bạn cần nhập viện để bác sĩ điều trị nhằm ngừng cơn gò tử cung,ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe cho sản phụ và thai nhi. Việc điều trị này không đảm bảo chắc chắn sẽ ngừng được quá trình chuyển dạ sinh non nhưng sẽ giúp kéo dài tuổi thai hơn, tạo điều kiện dùng các loại thuốc hỗ trợ thai. *Tuỳ vào nguyên nhân sẽ có các phương pháp khác nhau nhưng có bản sẽ là dùng thuốc và can thiệp. Có 4 loại thuốc chính và can thiệp khâu vòng CTC. 1. TRƯỞNG THÀNH PHỔI (TTP) - TTP là thuốc qua được nhau thai và giúp cho sự phát triển của phổi, não, hệ tiêu hóa thai nhi. - TTP được dùng vào khoảng từ 24w-34w, nhưng cũng có thể cân nhắc giữa 23-24w (tôi đã có bài viết này trên fb cá nhân, ai quan tâm có thể tham khảo). 2. KHÁNG SINH - Được dùng để điều trị nhiễm khuẩn. Bs sử dụng kháng sinh để dự phòng nhiểm khuẩn cho sản phụ và thai nhi. - Thường dùng kháng sinh tiêm và đặt âm đạo (Fluomizin). - Tất cả các sp ở tuổi thai 3. THUỐC GIẢM GÒ Là thuốc làm chậm hoặc ngừng cơn gò trong chuyển dạ. Kể hết thì rất dài nhưng có thể sơ bộ một số thuốc chính: - Nicardipin: một loại thuốc có tác dụng hạ áp đồng thời giảm co tử cung hiệu quả - Salbutamol: giảm cơn co tốt nhưng nhiều tác dụng phụ; hiện không dùng dạng uống cho các sản phụ - Tractocile: dùng rất tốt và ít tác dụng phụ, tuy nhiên giá thành cao (khuyến cáo nên dùng) 4. PROGESTEROL Là hormon quan trọng trong thai kỳ. Progesterol dùng dự phòng sinh non cho một số sản phụ nhất định. Các loại thuốc hay dùng: - Duphaston 10mg (Uống) - Progesterol 25mg, 250mg, 500mg (Tiêm bắp) - Utrogestan 200mg (Đặt âm đạo) 5. KHÂU VÒNG CTC - Không phải cứ ngắn là khâu, không phải cứ nguy cơ sinh non là khâu và không có chuyện khâu dự phòng. - Việc khâu phải đúng chỉ định (bài viết về khâu vòng CTC có trên fb cá nhân) - Khâu vòng CTC giúp giữ cổ tử cung đóng kín, bảo vệ màng ối giúp thai nhi không sinh ra quá sớm. Cắt chỉ vào 38w hoặc khi có dấu hiệu chuyển dạ. LÀM GÌ TIẾP NẾU CHUYỂN DẠ SINH NON TIẾP TỤC TIẾN TRIỂN? - Nếu chuyển dạ sinh non tiếp tục tiến triển, mục tiêu điều trị là đảm bảo tốt nhất sức khỏe của mẹ và thai nhi. Ngoài các thuốc như trưởng thành phổi, thuốc giảm gò tử cung, kháng sinh... thì lúc này bạn sẽ nên được dùng Magnesium sulfate. - Magnesium sulfate có thể được chỉ định khi thai dưới 32 tuần có chuyển dạ sinh non và có nguy cơ sinh non trong 24 giờ tiếp theo. Thuốc này làm giảm nguy cơ bại não do sinh rất non (dùng cho thai NẾU SINH NON? Nếu chuyển dạ không ngừng lại sẽ dẫn đến sinh non. Khi đó sản phụ và thai nhi sẽ được chăm sóc bởi nhóm bs. Đội ngũ này sẽ có một bs nhi sơ sinh, chuyên điều trị các vấn đề xảy ra ở trẻ mới sinh. Việc chăm sóc thai nhi phụ thuộc vào phương pháp sinh. Trẻ sơ sinh non tháng cần được chăm sóc đặc biệt ở đơn vị chăm sóc tích cực (NICU). Còn nữa.. Bác sĩ Trần Trung Đạo