Mẹ thật là giỏi, mẹ đã cùng bé đi được một chặng đường dài rồi đấy. Bước vào tuần 22 em bé đã có thể nghe được nhịp đập tim của mẹ rồi này. Em bé của tuần 22 Với kích thước 11 inch và gần 1 pound là khoảng 454 gram (tương đương với kích thước của một quả đu đủ đó mẹ), em bé bắt đầu trông giống như một đứa trẻ sơ sinh thu nhỏ. Môi, mí mắt và lông mày của bé ngày càng rõ nét hơn. Lúc này mắt của bé đã hình thành, nhưng tròng mắt (phần màu của mắt) vẫn thiếu sắc tố mẹ ạ. Nếu có thể nhìn thấy bên trong tử cung, mẹ sẽ phát hiện bé có lớp lông tơ bao phủ trên trên cơ thể bé. Lúc này mặc dù bé bắt đầu tích lũy chất béo những da bé vẫn còn nhăn nheo lắm, các nếp nhăn này sẽ giảm dần ở quý thứ 3 thai kỳ khi bé tích lũy chất béo nhiều hơn. Bên trong bụng bé, tuyến tụy đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất một số hormone cần thiết cũng đang phát triển mạnh mẽ. Cơ thể mẹ có gì khác? Thay đổi kích thước cơ thể Tại thời điểm này, cơ thể của mẹ bắt đầu có sự thay đổi về kích thước, bụng và ngực của mẹ có thể lớn hơn rất nhiều. Sự thực là hoocmon chính là nguyên nhân gây ra sự thay đổi ngoại hình của mẹ. Tuy nhiên nếu mọi người nói mẹ trông “nhỏ quá” hay “to thế”... thì cứ bỏ ngoài tai nhé, bởi vì mỗi người sẽ có một tỉ lệ cơ thể khác nhau. Điều quan trọng là em bé phát triển mạnh khỏe mẹ nhé! Rạn da Tuần này bụng mẹ bắt đầu xuất hiện các vết rạn một cách rõ ràng hơn do thai nhi bắt đầu ngày một lớn hơn, các vết rạn có thể có màu hồng hoặc màu nâu sẫm tùy thuộc vào cơ địa da của mẹ. Những vết rạn đáng ghét này không chỉ xuất hiện trên bụng mà còn có thể ở mông, đùi, hông, ngực nữa, nhưng chúng thường sẽ mờ và mất dần vào khoảng 6 đến 12 tháng sau khi sinh con. Mẹ cố gắng không để tăng cân quá mức quy định, thêm vào đó mặc dù không có chứng minh nào cho thấy kem chống rạn có tác dụng nhưng ít nhất bôi kem chống rạn và kem dưỡng ẩm sẽ giúp da của mẹ dễ chịu và giảm ngứa hơn nên mẹ đừng quên bôi hằng ngày nhé! Tóc dày hơn, bóng hơn: Mẹ sẽ nhận ra tóc sẽ ít rụng hơn bình thường, nếu mẹ thấy bất tiện nóng nực thì có thể cắt ngắn, tuy nhiên thì mẹ cũng nên tận hưởng mái tóc đẹp trong thời gian này đi vì sau sinh thì mẹ có thể đối mặt với cuộc chiến “tóc rụng không thương tiếc” đấy! Lông trên cơ thể nhiều hơn Hormone giới tính được gọi là androgen có thể khiến ở một số nơi như cằm, môi trên, hàm và má của mẹ mọc lông. Không những thế chúng có thể xuất hiện cả ở trên bụng, cánh tay, chân và lưng của mẹ nữa. Nếu mẹ cảm thấy khó chịu và không thích sự xuất hiện của chúng thì có thể dùng nhíp để nhổ hoặc dao cạo nhé! Móng tay phát triển nhanh hơn Móng tay của bạn có thể phát triển nhanh hơn bình thường, một số mẹ có thể thấy móng tay cứng hơn, hay cũng có thể mềm hơn hoặc dễ gãy hơn. Mẹ có thể cắt hết móng tay cho gọn gàng sạch sẽ hoặc cũng có thể bôi dưỡng ẩm móng và đeo găng tay khi làm việc nhà nhé! Làn da thay đổi Nếu tuần này da của mẹ trở nên đẹp và sáng bóng hơn thì chúc mừng mẹ, nhưng rất có thể hormone của thai kỳ sẽ làm da mặt xuất hiện mụn trứng cá. Lúc này thì mẹ nhớ làm sạch bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ 2 lần một ngày và bôi kem dưỡng ẩm hữu cơ an toàn cho bà bầu nhé! Nám da Việc tăng melanin có thể gây ra sự thay đổi sắc tố trên da của mẹ và xuất hiện các vết nám, những sắc tố da tối màu này sẽ xuất hiện này càng nhiều hơn nếu như mẹ thường xuyên tiếp xúc với ánh mặt trời mà không sử dụng kem chống nắng. Chính vì thế mẹ đừng quên bôi kem chống nắng tia UVA và UVB với SPF từ 30 trở lên, đội mũ có vành và tránh ánh nắng mặt trời trong giờ cao điểm trong ngày (10 giờ sáng đến 2 giờ chiều) nhé! Núm vú và quầng vú lớn hơn và tối hơn Mẹ quan sát ngực của mình sẽ thấy núm vú và quầng vú bắt đầu lớn hơn và tối màu hơn. Các vết sần hay mạch máu ở ngực cũng rõ rệt hơn. Những vết sần li ti này là các tuyến sản xuất dầu giúp chống lại vi khuẩn và bôi trơn da. Nói chung là mẹ chẳng có gì cần phải lo lắng cả! Phù chân Bước vào tuần này, bàn chân của bạn có thể tăng một nửa cỡ giày trở lên, do hormone relaxing (làm giãn dây chằng ở chân) được tiết nhiều hơn khiến bàn chân của mẹ lớn hơn so với thời kì mang thai ban đầu. Mẹ sắm một đôi giày bệt mới và mềm mại nếu trong trường hợp không xỏ chân vừa vào các đôi giày cũ nữa nhé. Ngoài ra, vào giai đoạn này, không chỉ chân mà tay mẹ cũng thường to hơn một chút. Nếu cảm thấy nhẫn cưới đã quá chật, mẹ nên đổi sang ngón tay nhỏ hơn hoặc tháo cất đi cho tới khi sinh bé. Mẹ bầu cũng cần nhớ lịch khám thai ở mốc 22 tuần quan trọng này và đón đọc bài sự phát triển thai nhi tuần 23 nhé!