Nếu lần đầu tiên sinh bé mẹ sinh mổ thì ở lần thứ 2 mẹ có thể tìm hiểu về phương pháp sinh thường sau khi sinh mổ (thuật ngữ tiếng anh: Vaginal birth after caesarean, viết tắt VBAC). Đối với nhiều mẹ, VBAC là một cách an toàn và tích cực để sinh bé trong lần sinh tiếp theo. Tuy nhiên rủi ro và lợi ích của việc này là gì, mẹ đọc bài này để hiểu rõ hơn nhé! Sinh thường sau sinh mổ - VBAC là gì? VBAC khá giống với bất kỳ ca sinh thường nào, chỉ là khi mẹ chuyển dạ các bác sĩ và y tá sẽ theo dõi mẹ rất chặt chẽ bằng cách sử dụng các thiết bị đặc biệt để liên tục kiểm tra sức khỏe để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Trong trường hợp bác sĩ cảm thấy trường hợp của mẹ không phù hợp dễ gặp rủi ro với lựa chọn này thì bác sĩ sẽ khuyên mẹ sinh mổ chủ động ngay từ đầu. Vì sao mẹ nên cân nhắc sinh thường sau sinh mổ? Mỗi trường hợp sinh em bé, sẽ được bác sĩ cho lời khuyên sinh thường hay sinh mổ. Nhưng thường thì sinh thường , bao gồm cả VBAC - cũng có một số lợi ích cho mẹ và bé như: - Mẹ sẽ phục hồi nhanh hơn sau khi sinh - Thời gian nằm viện ngắn hơn - Ít có khả năng cần phải quay lại bệnh viện trong những tuần sau khi sinh - Ít cần giảm đau mạnh sau sinh - Có nhiều khả năng tiếp xúc da kề da với bé ngay sau khi sinh - Có cơ hội tốt hơn để bắt đầu và tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ - Ít có khả năng bị biến chứng trong các lần mang thai trong tương lai - Thể chất tốt hơn để chăm sóc em bé cho em bé. Rất nhiều mẹ cũng chia sẻ rằng mẹ cảm thấy khỏe hơn sau khi sinh thường. Ngoài ra, các em bé thường ít khả năng bị đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt nếu mẹ sinh thường. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những em bé sinh thường có xu hướng phát triển hện thống miễn dịch tốt hơn và ít bị dị ứng hơn những đứa trẻ khác, nguyên nhận là bé được nhận các hormone cũng như những vi khuẩn quan trọng trong môi trường âm đạo. Nhược điểm của sinh thường sau sinh mổ Nếu mẹ lựa chọn sinh thường sau sinh mổ, bác sĩ sẽ cần theo dõi chặt chẽ nhịp tim của em bé trong quá trình chuyển dạ. Mẹ sẽ cần phải lắp nhiều thiết bị lên người hơn, sẽ gây khó khăn hơn trong việc di chuyển và sinh hoạt. Mẹ cũng có thể gặp nhiều rủi ro hơn về vết sẹo trong tử cung (cũng như vết thương trên bụng) có thể rách hoặc vỡ trong khi chuyển dạ. Nhưng thường tỉ lệ rủi ro này rất ít - nó chỉ xảy ra ở 1 trong số 200 phụ nữ có VBAC. Nguy cơ rách tăng nhẹ với mỗi lần sinh mổ mà mẹ có. Nếu mẹ bị rách vết sẹo trong quá trình chuyển dạ có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến bạn và em bé. Thường thì vết rách có thể được được bác sĩ xử lý kịp thời, tuy nhiên trong một số trường hợp rất hiếm, mẹ có thể phải cần phẫu thuật cắt tử cung nếu bị chảy máu nghiêm trọng và nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng. Sinh thường sau sinh mổ cũng có khả năng sinh mổ ngoài ý muốn (khẩn cấp) cao hơn. Điều này có thể xảy ra nếu việc theo dõi cho thấy em bé của mẹ đang gặp nguy hiểm hoặc nếu quá trình chuyển dạ của mẹ quá lâu, điều này sẽ gây áp lực cho vết sẹo của bạn. Và sinh mổ ngoài ý muốn có thể dẫn tới nhiều vấn đề hơn, như nhiễm trùng và tăng chảy máu, hơn là sinh mổ theo kế hoạch từ đầu. Bác sĩ sẽ khuyên mẹ không nên sinh thường sau sinh mổ nếu mẹ thuộc các trường hợp sau: - Mẹ bị biến chứng khi mang thai (ví dụ như huyết áp cao, em bé đang ở tư thế mông hoặc em bé có vấn đề về sức khỏe) - Lý do mẹ sinh mổ trước đó vẫn còn tồn tại - Mẹ đã có ba hoặc nhiều ca sinh mổ - Ở lần sinh mổ trước mẹ mổ dọc - Mẹ đã từng bị vỡ tử cung - Mẹ đã từng phẫu thuật từ cung trước đó chẳng hạn như cắt bỏ u xơ - Mẹ có thai nhiều hơn một bé Làm thế nào để tăng cơ hội sinh thường sau sinh mổ Cơ hội của mẹ có thể sinh thường sau sinh mổ thành công phụ thuộc vào một số vấn đề như sức khỏe của mẹ cũng như lý do vì sao mẹ sinh mổ trước đó. Ăn uống lành mạnh và duy trì hoạt động phù hợp trong quá trình mang thai để duy trì sức khỏe tốt cho mẹ và bé cũng có thể tăng cơ hội để mẹ có thể sinh thường sau sinh mổ thành công. Nếu mẹ có mong muốn sinh thường sau sinh mổ, điều quan trọng là mẹ cần phải có sự chuẩn bị kĩ càng ngay từ lần mang thai tiếp theo cũng như thảo luận thật kĩ với bác sĩ và người thân để xem xét xem có khả thi trong trường hợp của mẹ không, mẹ nhé? Bài liên quan: 1. Bao lâu sau khi sinh mổ, mẹ có thể mang thai tiếp? 2. Một ca sinh mổ diễn ra như thế nào? Nên sinh mổ hay sinh thường? 3. Mẹ bầu nên chọn sinh mổ hay sinh thường?