Đau xương chậu sau sinh gây ra nhiều đau đớn và bất tiện cho các mẹ trong cuộc sống hàng ngày, vậy bị đau xương chậu sau sinh bao lâu thì hết. Mời mẹ đọc ngay bài sau để biết nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này. Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho mẹ sau sinh ngừa đau nhức loãng xương Nguyên nhân gây đau xương chậu sau sinh Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị đau xương chậu sau sinh từ nhẹ tới nặng. Trong đó, 3 nguyên nhân thường gặp ở các mẹ bỉm sữa gồm có: Vỡ xương cụt: Xương cụt được cấu tạo thành từ 3-5 đốt sống ghép với nhau, nằm dưới xương cùng ở đáy cột sống. Nguyên nhân gây vỡ xương cụt là do khi em bé chui qua khung xương chậu sau tư thế hay ra với tốc độ quá nhanh. Cơn đau của xương chậu khi bị vỡ xương cụt kéo dài vài tuần tới vài tháng, làm cho mẹ gặp nhiều khó khăn khi đứng, ngồi lâu và khi quan hệ tình dục. Giãn khớp mu: Khi mang thai, phần đầu em bé đè xuống khung xương chậu làm dây chằng giãn ra, gây đau đớn suốt thai kỳ. Sau sinh, các bộ phận của khung chậu chưa kịp hồi phục nên mẹ có biểu hiện đau xương chậu sau sinh. Tình trạng này có thể kéo dài vài tháng và cơn đau sẽ tăng khi mẹ đi lại, ngồi hay đứng lâu. Nhiễm trùng xương chậu: Là bệnh lý phụ khoa sau sinh khi vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm tại cơ quan sinh sản, do sức đề kháng của mẹ kém, cơ quan sinh dục tổn thương sau sinh, do quan hệ sớm.. Bên cạnh đó, triệu chứng thiếu canxi sau sinh cũng là nguyên nhân khiến mẹ cảm thấy đau nhức xương khớp, làm tăng nguy cơ dẫn tới chứng loãng xương về sau. Đau xương chậu sau sinh kéo dài bao lâu? Thông thường cơn đau vùng xương chậu sau sinh có thể kéo dài khoảng 3 tháng và ngắn hơn ở những mẹ sinh bằng phương pháp mổ lấy thai. Tình trạng đau xương chậu khiến mẹ khó siết chặt cơ dưới bàng quang, làm nước tiểu rỉ ra và gây són tiểu. Các mẹ bị đau xương chậu cũng khiến việc quan hệ tình dục khó khăn hơn. Đặc biệt những trường hợp mẹ rặn quá lâu, sinh con quá lớn hay bị rách lâu ngày vùng đáy chậu sau sinh thì cơn đau dữ dội hơn. Do vậy, khi bị đau xương cụt, mẹ cần đi khám ngay để được khám và điều trị kịp thời. Xem thêm: thuốc sắt cho mẹ sau sinh ngừa thiếu máu thiếu sắt Cách giảm đau xương chậu sau sinh Sau đây có thể là những cách được khuyến cáo giúp giảm đau đáy chậu sau khi sinh, có thể áp dụng được ở cả những người phụ nữ sinh thường và mổ lấy thai: Chườm nóng hay chườm lạnh: Thực hiện chườm nóng hay chườm lạnh sẽ giúp các mẹ dễ chịu hơn tại vùng bị đau. Dùng gối: Sử dụng gối khi ngồi để giảm áp lực tác động lên vùng xương cụt. Thay đổi tư thế ngồi: Hãy ngồi nghiêng người về phía trước để giảm áp lực lên vùng xương cụt. Vật lý trị liệu: Thực hiện phục hồi chức năng để thư giãn vùng xương chậu, hít thở sâu và làm thư giãn các cơ sàn chậu đúng cách. Phẫu thuật: Nếu cơn đau vùng xương chậu sau sinh kéo dài và không đỡ, với nguyên nhân là do bị vỡ xương cụt, các bác sĩ có thể để cắt xương cụt. Đây là phương án cuối cùng và không được áp dụng thường xuyên. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung những chất dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng, phục hồi cơ thể và hỗ trợ tăng lượng sữa sau sinh như các thực phẩm giàu vitamin B, C, sắt, canxi, cung cấp hàm lượng canxi để xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, các mẹ cần tăng cường thêm viên uống mỗi ngày như sắt, canxi hữu cơ cho mẹ sau sinh, DHA.. đặc biệt cần bổ sung viên uống canxi để củng cố sự vững chắc của hệ xương khớp, cung cấp đầy đủ các vi chất cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng cũng như giúp mẹ sản xuất ra dòng sữa chất lượng, dồi dào để em bé bú mẹ phát triển toàn diện. Xem thêm: uống vitamin tổng hợp có cần uống thêm sắt và canxi không Với những giải đáp đau xương chậu sau sinh bao lâu thì hết và các biện pháp khắc phục nhanh, hi vọng mẹ sẽ sớm khắc phục. Bên cạnh đó, mẹ hãy đi khám nếu thấy cơn đau không thuyên giảm để được điều trị kịp thời, đúng cách. Chúc mẹ luôn có thật nhiều sức khỏe!