Phản ứng miễn dịch được kích hoạt bởi nhiều loại vắc-xin có thể khiến cho em bé cảm thấy khó chịu, đau nhức, mệt mỏi, chán ăn, sốt hoặc trong một số trường hợp hiếm gặp là co giật do sốt sau khi tiêm, tuy nhiên, tỉ lệ các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm là rất hiếm xảy ra. Ba mẹ không nên quá lo lắng. Thông thường để giảm các triệu chứng khó chịu, các bé thường được tiêm Tylenol (acetaminophen) hoặc ibuprofen trong hoặc ngay sau khi tiêm vắc-xin. Nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy cha mẹ chỉ nên cho trẻ tiêm giảm đau như vậy chỉ khi chúng xuất hiện các triệu chứng. Các nghiên cứu cho thấy thuốc giảm đau có thể làm giảm hiệu quả của Vacxin Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho rằng vắc-xin được phát minh để kích hoạt phản ứng của hệ thống miễn dịch ở trẻ em giúp cho cơ thể bé có thể chống lại và “ghi nhớ” vi trùng cụ thể. Nếu những vi trùng này xâm lấn trở lại, hệ thống miễn dịch của bé có thể tấn công những vi trùng đó một cách hiệu quả. Các triệu chứng thông thường mà trẻ gặp phải sau khi tiêm vắc-xin là một phần bình thường trong cơ thể nỗ lực chống nhiễm trùng. Ví dụ, sốt nhẹ có thể giúp hệ thống miễn dịch tạo ra phản ứng tốt nhất, tuy nhiên điều này vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận và hiểu đầy đủ về hiện tượng sốt sau khi tiêm vắc xin. Hai nghiên cứu từ năm 2009 làm dấy lên mối lo ngại về việc giảm bớt các triệu chứng của trẻ sơ sinh bằng cách cho chúng uống thuốc giảm đau sau khi tiêm vắc-xin vì thuốc làm giảm phản ứng của hệ miễn dịch đối với vắc-xin. Họ đã chỉ ra rằng, đúng như dự đoán, những em bé được dùng thuốc giảm đau như Tylenol có khả năng bị sốt thấp hơn đáng kể so với những trẻ mắc bệnh. Nhưng những người dùng thuốc giảm đau cũng có phản ứng miễn dịch với hệ thống vắc-xin. Cụ thể, nhóm này cho thấy tỷ lệ kháng thể bảo vệ thấp hơn từ một số loại vắc-xin. Một nghiên cứu sau này cho thấy thuốc giảm sốt chỉ có một ảnh hưởng rất nhỏ tới phản ứng của hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ,đặc biệt là sau khi chúng được tiêm nhắc lại. Các quần thể nghiên cứu bao gồm trẻ em đến 6 tuổi. Tuy nhiên, một chuyên gia thuộc Ủy ban Nhi khoa Hoa Kỳ về Bệnh truyền nhiễm vẫn lưu ý vào năm 2016 rằng không nên sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên trước hoặc trong thời điểm tiêm vacxin vì có khả năng làm giảm hiệu quả của vắc-xin. Với vấn đề có nên sử dụng thuốc giảm đau hoặc hạ sốt khi cho bé tiêm vắc xin hay không vẫn còn nhiều mâu thuẫn hoặc chưa được chứng. Các nhà nghiên cứu vẫn đang làm việc và nghiên cứu để có thể hiểu chính xác về cách thức và khả năng thuốc giảm đau và hạ sốt có thể làm giảm hiệu quả của vắc-xin. Tuy nhiên tốt nhất vẫn nên không sử dụng thuốc trừ trường hợp thực sự cần thiết. Một số cách để làm giảm sự khó chịu của bé sau khi tiêm chủng: 1. Cho con bú: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cho con bú có hiệu quả để giảm đau. Mẹ có thể hỏi bác sĩ xem liệu có thể tiêm cho bé khi mẹ cho bé bú hoặc mẹ có thể cho bé bú ngay sau đó. 2. Phương pháp 5S: Một nghiên cứu về trẻ sơ sinh được tiêm vắc-xin 2 tháng và 4 tháng cho thấy rằng phương pháp 5S có thể giúp giảm đau sau khi tiêm. Phương pháp này bao gồm quấn tã/khăn (swaddling ), đặt bé ở tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng (Stomach or side position), giúp bé yên lặng và bình tĩnh (Shush) , đung đưa (swing) và mút, bú (suck). 3. Đánh lạc hướng và kích thích: Việc ôm ấp, hát hoặc nói chuyện nhẹ nhàng với bé sau khi tiêm có thể giúp làm dịu bé. Mẹ có thể cho bé một món đô fchowi yêu thích, một cuốn sách hay một cái chăn mềm. 4. Chườm mát: Nếu bécảm thấy khó chịu tại chỗ tiêm sau khi tiêm vắc-xin, đặt một chiếc khăn ướt, mát tại chỗ tiêm để giúp giảm đau và sưng. 5. Cho bé ăn nhiều chất lỏng hơn: Nếu bé ăn ít hơn sau 24 giờ sau khi tiêm là điều bình thường mẹ nhé! Sau khi cho bé tiêm vắc – xin, bố mẹ cần quan sát bé trong khoảng thời gian vài ngày sau đó. Nếu bé bị sốt hoặc phát ban kéo dài thì cần đưa bé tới bác sĩ. Nếu bé sốt cao, bố mẹ có thể cân nhắc dùng thuốc không chứa aspirin nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ về liệu lượng thích hợp dựa trên cân nặng của bé bố mẹ nhé!