Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Đau bụng khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau bụng khi mang thai có thể là một hiện tượng bình thường của quá trình khi cơ thể bạn thay đổi để phù hợp với em bé đang lớn. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là vô hại nhưng cũng có thể nghiêm trọng trong một số trường hợp nhất định.

Đau bụng khi mang thai có thể là một hiện tượng bình thường của quá trình khi cơ thể bạn thay đổi để phù hợp với em bé đang lớn. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là vô hại nhưng cũng có thể nghiêm trọng trong một số trường hợp nhất định.   Nguyên nhân phổ biến của đau bụng khi mang thai Một số cơn đau bụng khi mang thai là khá phổ biến và thường không gây ra mối đe dọa nào cho mẹ và em bé như: Đau dây chằng tròn: Điều này thường dẫn tới một cơn đau nhói khi mẹ thay đổi vị trí, hoặc nó cũng có thể là một cơn đau nhức, âm ỉ, kéo dài. Đau dây chằng tròn là do hai dây chằng lớn chạy từ tử cung đến háng của mẹ, khi tử cung phát triển làm cho chúng bị kéo căng và tạo cảm giác khó chịu. Cơn đau này thường xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ hai và không ảnh hưởng gì đến mẹ và bé. Ợ hơi và táo bón: Ơ hơi khi mang thai là do nồng độ progesterone tăng. Khi nhiều hormone này được giải phóng sẽ khiến đường tiêu hóa của mẹ chậm lại, khiến thức ăn đi xuống chậm hơn. Ngoài ra để tránh bị táo bón trong thời kì bầu bí, mẹ nhớ uống nhiều nước, ăn thực phẩm giàu chất xơ, tập thể dục và sử dụng chất làm mềm phân khi cần thiết nhé! Các cơn gò Braxton Hicks: Các cơn gò Braxton Hicks thường chỉ gây khó chịu nhẹ cho mẹ chứ ít khi gây rủi ro cho bạn hoặc em bé. Nhiều mẹ bầu cảm thấy các cơn gò Braxton Hicks như thắt chặt cơ bụng làm bụng mẹ cảm thấy săn chắc hoặc cứng hơn. Quan trọng là mẹ cần phải phân biệt Braxton Hicks với các cơn co thắt thực sự. Các cơn co thắt thực sự sẽ gần nhau hơn, kéo dài trong một khoảng thời gian dài hơn và thường rất đau. Các cơn co thắt thực sự sẽ khiến mẹ hít thở nhiều hơn chính vì thế nếu mẹ thấy đau thắt nhưng vẫn có thể hoạt động được bình thường thì rất có thể đó là Braxton Hicks. Ngoài ra, các bác sĩ báo cáo rằng Braxton Hick có thể được gây ra bởi mất nước, vì vậy uống nhiều nước có thể giúp loại bỏ vấn đề này mẹ nhé!   Những khó chịu thường gặp: Ngoài những nguyên nhân được liệt kê ở trên, có một số nguyên nhân dẫn tới đau bụng khác mẹ có thể gặp phải trong thai kỳ và thường không gây hại đến mẹ và bé như: tử cung đang phát triển, virus trong bụng, sỏi thận, u xơ và nhạy cảm với thức ăn đều là những dạng đau bụng thường không đe dọa đến sự phát triển của thai nhi. Một số trường hợp đau bụng không thể coi nhẹ khi mang thai Mặc dù nhiều phụ nữ bị đau bụng có thai kỳ khỏe mạnh, nhưng có những lúc đau bụng có thể gây nguy cơ nghiêm trọng. Mang thai ngoài tử cung: Xảy ra ở 1/50 trường hợp mang thai, thai ngoài tử cung là khi trứng được cấy vào bất cứ nơi nào khác ngoài tử cung. Thông thường, trứng được cấy vào ống dẫn trứng nhưng thai ngoài tử cung không thể sinh được và cần điều trị. Trong trường hợp mẹ có thai ngoài tử cung, mẹ có thể bị đau và chảy máu dữ dội giữa tuần thứ 6 và thứ 10 của thai kỳ. Phụ nữ có nguy cơ mang thai ngoài tử cung bao gồm những người đã mang thai ngoài tử cung trong quá khứ hoặc bị lạc nội mạc tử cung, thắt ống dẫn trứng hoặc đặt dụng cụ tử cung (vòng tránh thai nội tiết) tại thời điểm thụ thai. Nhau bong non: Nhau bong non là một tình trạng đe dọa tính mạng trong đó nhau thai tách ra khỏi tử cung của mẹ trước khi em bé được sinh ra. Một triệu chứng của tình trạng nhau bong non là đau liên tục khiến bụng của mẹ bị cứng trong một thời gian dài không thuyên giảm. Một dấu hiệu khác là xuất huyết âm đạo. Các triệu chứng khác bao gồm đau bụng, đau lưng hoặc chảy dịch âm đạo bao gồm máu. Sảy thai: Một sự thật đáng tiếc là 15 đến 20 % các trường hợp mang thai bị mất con do sảy thai. Đôi khi được gọi là sảy thai tự phát, sảy thai thường xảy ra trong 13 tuần đầu của thai kỳ. Các dấu hiệu sảy thai bao gồm đau lưng từ nhẹ đến nặng, các cơn co thắt thực sự (xảy ra cứ sau 5-20 phút),  chảy máu âm đạo kèm chuột rút Nhiễm trùng đường tiết niệu: Mặc dù dễ dàng điều trị trong thai kỳ, nhưng nếu mẹ bỏ qua vấn đề này thì nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra các biến chứng. Nhiễm trùng đường tiết liệu thường sẽ khiến mẹ bầu đau bụng dưới, khó chịu và / hoặc nóng rát khi bạn đi tiểu. Nếu mẹ thấy đau ở lưng dưới, hai bên cơ thể dưới lồng xương sườn hoặc phía trên xương chậu kèm theo sốt, buồn nôn, đổ mồ hôi hoặc ớn lạnh, thì có khả năng nhiễm trùng đường tiết liệu đã lan đến thận của mẹ. Tiền sản giật: Tiền sản giật là tình trạng trong thai kỳ nguyên nhân do huyết áp cao và protein trong nước tiểu sau 20 tuần thai. Các triệu chứng của tiền sản giật thường là đau bụng trên, thường là dưới xương sườn bên phải. Buồn nôn, nôn và tăng áp lực lên bụng là những triệu chứng bổ sung sẽ khiến mẹ bầu bị đau bụng.   Dấu hiệu nào kèm đau bụng mẹ cần đi gặp bác sĩ ngay Mẹ cần đi gặp bác sĩ ngay lập tức nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây kèm theo đau bụng khi mang thai: 1. Đau dữ dội hoặc kéo dài 2. Ra máu nhỏ giọt hoặc chảy máu 3. Sốt 4. Ớn lạnh 5. Ra dịch âm đạo 6. Chóng mặt 7. Khó chịu khi đi tiểu 8. Buồn nôn và ói mửa