Với mỗi lần mang thai, việc chuyển dạ và sinh nở của mẹ có thể khá khác nhau. Một số mẹ bầu có quá trình chuyển dạ bình thường, trong khi những người khác có thể chuyển dạ chậm và phải kích sinh. Tuy nhiên, một số mẹ bầu lại chuyển dạ một cách rất nhanh chóng, điều này có nhiều lợi ích nhưng cũng có một số nhược điểm mà mẹ cần phải lưu ý. Quá trình sinh em bé gồm ba giai đoạn - Chuyển dạ - Sinh em bé - Tách nhau Trung bình, các giai đoạn chuyển dạ kéo dài từ 6-18 giờ. Chuyển dạ nhanh kéo dài ít nhất là 3 giờ và thường là ít hơn 5 giờ. Chuyển dạ nhanh Có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến tiềm năng chuyển dạ nhanh của mẹ bầu, bao gồm: - Mẹ có tử cung đặc biệt có khả năng co thắt hiệu quả - Mẹ có một đường sinh cực kì thuận lợi - Mẹ có tiền sử chuyển dạ nhanh - Mẹ có em bé nhỏ hơn trung bình Dấu hiệu chuyển dạ nhanh - Các cơn co thắt dữ dội xuất hiện đột ngột và gấp gáp và liên tục, không có thời gian nghỉ phục hồi giữa các cơ co thắt. - Cảm giác áp lực gây ra do xuất hiện một sự thúc đẩy và không có cảnh báo. Điều này cũng có thể được mô tả như một sự chuyển động của ruột. Thường thì triệu chứng này không đi kèm với các cơn co thắt vì cổ tử cung của mẹ giãn ra rất nhanh. Những khó khăn gặp phải khi chuyển dạ nhanh là gì? Khó khăn rõ ràng nhất khi chuyển dạ nhanh là rối loạn cảm xúc. Chuyển dạ nhanh sẽ trở nên khó khăn khi tìm ra cách để đối phó và có thể khiến người mẹ tương lai cảm thấy mất kiểm soát. Nhiều mẹ bầu cảm thấy thất vọng khi họ mong chờ quá trình sinh nở và ngạc nhiên vì cuộc chuyển dạ diễn ra quá nhanh chóng. Ngoài ra một mối quan tâm nữa không kém phần quan trọng là nơi sinh em bé, trong một số trường hợp do mẹ chuyển dạ nhanh mà không kịp đến bệnh viện. Một số nhược điểm khi chuyển dạ nhanh Chuyển dạ nhanh có thể có một số nguy cơ tiềm tàng khác cho mẹ hoặc bé bao gồm: Cho mẹ: Tăng nguy cơ rách và rách cổ tử cung và âm đạo Xuất huyết từ tử cung hoặc âm đạo Sốc sau khi sinh làm mất nhiều thời gian phục hồi hơn Sinh em bé đột xuất ở một nơi không phù hợp như tại nhà hoặc trên xe Cho em bé: Nguy cơ nhiễm trùng nếu sinh ở nơi không được tiệt trùng Có khả năng bé hít phải nước ối Kiểm soát và đối phó với chuyển dạ nhanh Mặc dù mẹ không thể kiểm soát tốc độ chuyển dạ của mình, nhưng có một số bước mẹ có thể làm theo để kiểm soát tình huống trong trường hợp chuyển dạ nhanh. - Gọi trợ giúp ngay lập tức bằng cách liên hệ với bác sĩ - Hít thở và bình tĩnh - Luôn chắc chắn có người nhà ở bên cạnh - Ở một nơi sạch sẽ, vô trùng cho đến khi nhận được sự giúp đỡ - Nằm xuống và nằm ngửa hoặc nằm nghiêng Bất kể mẹ gặp phải loại chuyển dạ nào, mẹ vẫn có thể vượt cạn một cách thuận lợi, chính vì thế mẹ không nên quá lo lắng và nhớ chuẩn bị trước cho tất cả các trường hợp có thể xảy ra khi đón bé chào đời mẹ nhé!