Ở 23 tuần tuổi em bé của mẹ đã lớn hơn một pound cỡ bằng một quả xoài lớn rồi đấy! Tai em bé càng một nhạy hơn với âm thanh xung quanh, khuôn mặt bé đã hình thành hoàn toàn, và mẹ có thể thấy bé vặn vẹo và ngọ nguậy ở trong bụng mình ngày một nhiều hơn. Sự phát triển của bé Ngoài những thay đổi kể trên ,trong tuần này phổi của bé bắt đầu phát triển nhanh vì bộ phận này chuẩn bị cho chức năng hô hấp sau khi sinh. Phổi của bé sản xuất ra một chất gọi là surfactant, chất này cho phép phổi lấy không khí vào đẩy không khí ra không bị xẹp xuống hoặc dính vào nhau. Các mạch máu trong phổi bé cũng tăng trưởng và phát triển để chuẩn bị cho chức năng hô hấp. Bé có các cử động giống như đang hô hấp để tập luyện, di chuyển nước ối vào và ra khỏi phổi. Mặc dù bé có tất cả lượng oxy cần thiết từ nhau thai của Mẹ, tuy nhiên việc tập luyện này quan trọng để phát triển các cơ hoành. Vào tuần thứ 23 của thai kỳ, bé có một lượng mỡ nhỏ trong cơ thể, cố gắng làm căng lớp da nhăn nheo của mình. Những thay đổi ở cơ thể mẹ 1. Mắt cá chân và bàn chân bị sưng: Mẹ lúc này bắt đầu thấy mắt cá chân và bàn chân bắt đầu sưng lên một chút trong tuần này hoặc tháng sắp tới, đặc biệt là vào cuối ngày hoặc trong mùa hè nóng bức. Máu ở chân mẹ bắt đầu lưu thông chậm hơn và những thay đổi của cơ thể có thể gây ra giữ nước, dẫn đến sưng hay còn gọi là phù nề. Nhưng sau khi sinh con thì cơ thể mẹ sẽ thải loại bớt chất lỏng ra, đó là vì sao mẹ sẽ thường xuyên đi tiểu và đổ mồ hôi vài ngày sau sinh. Lúc này mẹ nên nằm nghiêng bên trái hoặc kê chân cao khi có thể, duỗi chân khi ngồi và tránh đứng hoặc ngồi một tư thế quá lâu. Ngoài ra mẹ cô gắng tập thể dục thường xuyên để giúp máu lưu thông cũng như đi giàu và tất thoải mái rộng rãi. Mặc dù bị phù nề nhưng mẹ vẫn cần uống nhiều nước Mẹ cũng cần chú ý phù nề là hiện tượng bình thường khi mang thai, tuy nhiên sưng quá mức có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng gọi là tiền sản giật. Chính vì thế nếu mẹ bị sưng nặng, đặc biệt ở bàn chân và mắt cá chân thì cần đi khám bác sĩ ngay nhé! 2. Cơn gò Braxton Hicks: Đây là một cảm giác hoàn toàn kỳ lạ khi lần đầu tiên mẹ nhận thấy bụng của mình trở nên siêu căng trong vòng 30 đến 60 giây! Đây là dấu hiệu cho thấy tử cung đang chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chuyển dạ thực sự. Trên thực tế không phải mẹ bầu nào cũng gặp phải những cơ gò ngẫu nhiên này. Mẹ nhớ uống nhiều nước và thay đổi tư thế thường xuyên để luôn thoải mái nhé! 3. Đau lưng: Lúc này vì em bé đang lớn dần làm uốn cong cột sống và căng cơ lưng của mẹ. Đau lưng đặc biệt phổ biến đối với phụ nữ mang thai vào tuần thứ 23 tuần. 4. Chảy máu chân răng hoặc sưng nướu: Hormon thai kỳ làm tăng lưu lượng máu, khiến nướu của bạn dễ bị sưng và chảy máu. Nếu răng của mẹ nhạy cảm hơn bình thường, hãy chuyển sang bàn chải đánh răng mềm hơn và nhẹ nhàng hơn khi đánh răng. Mẹ cũng nhớ duy trì đi khám nha sĩ 6 tháng 1 lần. Khi mẹ mang thai, bác sĩ sẽ tránh tia X quang ảnh hưởng đến mẹ và bé! Các hoạt động mẹ có thể làm tuần này 1. Viết thư cho bé để lưu lại làm kỉ niệm cho mẹ và bé sau này: Mẹ có thể lưu lại cảm xúc của mẹ những ngày mang thai bé, hay những hy vọng và mong ước của mẹ dành cho con sau này, những điều mẹ sẽ làm cho con và cùng con. 2. Tìm hiểu về việc lưu trữ máu cuống rốn của bé: Nếu bạn lưu trữ máu cuống rốn của bé, máu còn lại trong dây rốn và nhau thai của bé sau khi sinh được thu thập, đông lạnh và được lưu trữ để sử dụng trong tương lai. Máu cuống rốn được đánh giá cao vì đó là nguồn tế bào gốc phong phú, là khối xây dựng của máu và hệ miễn dịch. Vì vậy, tế bào gốc có khả năng phát triển thành các loại tế bào khác. Do đó, chúng có thể giúp sửa chữa các mô, cơ quan và mạch máu và có thể được sử dụng để điều trị một số bệnh. Nhiều công dụng khác cho máu cuống rốn đang được nghiên cứu và thử nghiệm. Quá trình thu thập máu cuống rốn rất nhanh và không gây đau đớn cho ệm và em bé. Việc lưu trữ máu cuống rốn khiến cho tác dụng của các tế bào gốc không bị lãng phí. Nếu mẹ quyết định lưu trữ máu cuống rốn của bé, mẹ có hai lựa chọn chính: 1. Gửi tặng máu cuống rốn của em bé tới ngân hàng máu cuống rốn công cộng cho bất cứ ai cần nó. Mẹ có thể thảo luận với bác sĩ để quyên góp khi mang thai từ 28 đến 34 tuần. Hầu hết các ngân hàng và bệnh viện máu cuống rốn công cộng cần vài tuần trước khi sinh để kiểm tra lịch sử sức khỏe của mẹ và đủ điều kiện để hiến. 2. Mẹ có thể trả tiền để lưu trữ máu cuống rốn của bé trong ngân hàng máu cuống rốn riêng cho gia đình sử dụng. Thường thì ngân hàng máu cuống rốn sẽ khuyến nghị cha mẹ đăng ký lưu trữ trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2. Chặng đường đón bé ngày càng một tới gần rồi, mẹ bầu nhớ đọc bài sự phát triển thai nhi tuần 24 nhé! Bài liên quan: Đau lưng khi mang thai