Có một chị bạn tâm sự với bác sĩ Huy về chuyện 2 vợ chồng chị thường xuyên cãi nhau về việc dùng điều hòa như nào để phù hợp với con...Chị có một bé mới được 8 tháng tuổi, bé trộm vía khá bụ bẫm nhưng lại rất hay ốm vặt, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp. Mỗi lần con ốm ông bà nội ngoại lại sốt vó hết cả nên nhất là từ khi thời tiết Hà Nội chớm vào hè, thời tiết nóng lực bé ra rất nhiều mồ hôi, chị gần như cho bé ở trong nhà có bật điều hòa 24h/7 nhưng chồng thì phản đối cho rằng cháu hay bị ốm là do chị hay cho bé ở trong điều hòa...vậy là 2 vợ chồng thường xuyên nổ ra chiến tranh trong việc chăm bé... Gần đây bác sĩ cũng nhận được nhiều các câu hỏi của các mẹ bé về vấn đề sử dụng điều của bé sao cho đúng thì hôm nay bác sĩ sẽ chia sẻ về việc này. 1. VỆ SINH SẠCH SẼ PHÒNG BÉ Ở KHI THỜI TIẾT VÀO HÈ Bắt đầu vào mùa nóng các mẹ bé hãy dọn sạch sẽ phòng, bỏ đi các đồ không cần thiết để làm thông thoáng phòng, vệ sinh bảo dưỡng điều hòa, làm sạch bụi bẩn trên điều hòa (cứ nửa tháng làm sạch màng lọc bụi 1 lần). Các mẹ bé hãy đi mua một chiếc nhiệt kế có đầy đủ thông số đo nhiệt độ và độ ẩm để ở phòng để dựa vào đó điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm phù hợp với bé. 2. NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM - Luôn duy trì nhiệt độ phòng 26 đến 28 độ C, nếu bé có sức khỏe tốt có thể giảm xuống 23 đến 25 độ C ( Lưu ý đây là nhiệt độ phòng chứ không phải điều hòa nhé) tuy nhiên nhiệt độ phòng không được chênh lệch quá lớn so với ngoài trời. Nếu thời tiết quá nóng chênh lệch 6 đến 7 độ C, nếu trời không quá nóng thì 3 đến 5 độ là vừa. - Độ ẩm : Trời mùa Hè thường hanh khô, nếu nhiệt độ quá lạnh sẽ làm độ ẩm rất thấp bé rất dễ bị ho, viêm mũi, viêm họng..Nếu nhiệt độ phòng 25 đến 27 độ C thì độ ẩm không được dưói quá 60%. - Các mẹ bé có thể khắc phục bằng cách để chậu nước trong phòng và bật thêm quạt để phe phẩy cho bé vừa để lưu thông không khí và phát tán độ ẩm, không nên sử thêm các thiệt bị phun sương từ nước vì nhiều khi các mẹ bé không biết để phun sương quá nhiều phòng quá ẩm mốc tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển(tóm váy cứ nhìn cái đồng hồ báo độ ẩm mà làm, không dưói 60% và không được vượt quá 80%). 3. THỜI GIAN DÙNG ĐIỀU HÒA CHO BÉ. Đối với người lớn đề kháng và miễn dịch cao nóng thì bật thôi nhưng với trẻ nhỏ thì khác. Trước khi cho bé vào phòng bật điều hòa cho bé hãy lau thấm khô hết mồ hôi, cho bé vào phòng tầm 3 phút rồi mới bật điều hòa cho bé (tương tự lúc bé ra khỏi phòng cũng thế, tắt điều hòa mở cửa sổ cho bé ở trong phòng 3 phút xong mới đi đi ra). Không được bật điều hòa quá 10 tiếng liên tục, chỉ cho bé ở điều hòa trời quá nóng bức còn trời mát cho bé ra ngoài chơi, bật quạt cho bé để bé được lưu thông với khí tự nhiên. Sau 2 đến 4 tiếng bật điều hòa hãy tắt điều hòa và mở các cửa sổ 5 đến 10 phút sau đó lại bật điều hòa tiếp. 4. CHO BÉ MẶC ĐỒ NHƯ THẾ NÀO TRONG PHÒNG ĐIỀU HÒA Nên cho bé mặc áo mỏng dài tay, chất liệu cotton, rộng rãi, thoải mái.. Nếu là trẻ sơ sinh hãy mặc thêm một lớp áo tránh lạnh bụng bé, nếu bé khỏe mạnh không cần mang tất cho bé nhưng bé đề kháng yếu đeo cho bé lớp tất mỏng (với quan điểm của bác sĩ thì không cần mang tất tay, chân) đối với trẻ này nên chuẩn bị lớp chăn mỏng, chất liệu nhẹ thoáng phủ ngang phần ngực và bụng cho bé, nếu đạp chăn chuẩn bị thêm gối kê cho bé. + Không cho bé ngồi thẳng vào vị trí quạt gió của điều hòa đặc biết là ĐẦU, BỤNG, CHÂN, TAY, Chỗ bé ngủ cách xa vị trí điều hòa. + Cho bé bú tăng cữ, uống thêm nước hoặc ăn các món súp cháo, nước trái cây chứa nhiều vitamin C vì bé ở trong đó lâu rất cần nước để không làm khô da, họng, mũi.. + Không nên ôm bé hoặc cho bé đi ra đi vào phòng có điều hòa nhiều lần, trong ngày nên đo 1 đến 2 lần thân nhiệt cho bé. KHÔNG NÊN QUÁ LẠM DỤNG ĐIỀU HÒA CHO BÉ, THỜI TIẾT KHÔNG QUÁ NÓNG BỨC HÃY CHO BÉ RA NGOÀI ĐỂ TIẾP XÚC VỚI NHIỆT ĐỘ THƯỜNG NHƯ VẬY BÉ SẼ HỌC ĐƯỢC CÁCH LÀM QUEN VÀ PHÁT TRIỂN TỐT HƠN! Mà những bố mẹ nào thế cùng thế hệ với bác sĩ 8x, hoặc đầu 9x thì những năm đó ăn còn chả có lấy đâu ra điều hoà mà chung ta giờ vẫn khoẻ đó nhể hyhy. Cứ để chung nó nóng tý cho có trải nghiệm!!! Bs. Trần Văn Huy Bài liên quan: Hiện tượng say nắng ở trẻ em, cách phòng tránh và xử lý