Câu hỏi thường gặp về dinh dưỡng bé 6 đến 12 tháng tuổi: 1. Tại sao cần phải ăn đúng giờ, đúng bữa, đúng cữ Mọi sinh hoạt cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ nghĩ, đi tiêu, tập thể dục... nếu chúng ta hoạt động lặp lại có tính chu kỳ sẽ tạo ra 1 phản xạ không điều kiện cho các hoạt động chức năng của cơ thể rất đúng giờ, mà thường gọi là NHỊP SINH HỌC. Ví dụ từ nhỏ đến giờ mình cứ 9g là ngủ, thì chắc chắn không cần xem đồng hồ, 9 g sẽ buồn ngủ híp mắt. Thói quen cơ thể dậy lúc 6g và 6g30 đi tiêu, thì đảm bảo dù có cố tình nướng thêm 1 tí nữa cũng chẳng được. Như bạn Mỉn ở nhà, ngay từ lúc nhỏ mới tập ăn dặm dù ở nhà hay đi bất cứ đâu, đúng bon 11 g ăn trưa, liên tục cho đến khi bạn biết nói có hôm trễ 10 phút thôi là bạn sẽ giục mẹ, mẹ ơi con đói bụng. Phải chăng hình thành ý thức ăn đúng giờ, đúng bữa, đúng cử sẽ làm bạn nhỏ ăn uống ngon miệng hơn, hoạt động chức năng đường tiêu hoá được chủ động hơn, tăng khả năng hấp thu và mau tiêu hơn. Khỏi phải nói mẹ Mỉn đã KIÊN TRÌ và hái được QUẢ NGỌT, nên bây giờ bạn đi học mầm non các cô giáo không phải bận tâm đến chuyện ăn uống của con và mẹ thì được cô khen hoài về khoản này. Và trong một nghiên cứu về vấn đề này, một đứa trẻ được rèn nếp sinh hoạt đúng giờ sẽ khoẻ mạnh hơn, khả năng thích nghi xã hội cao và tính kỷ luật tốt hơn. Quá nhiều lợi điểm, chúng ta hãy kiên nhẫn để rèn giúp các bạn thật sớm nào. 2. Bao nhiêu sữa, bao nhiêu cữ ăn là đủ trong giai đoạn này? - Tuỳ theo thể trạng và nhu cầu của từng bạn nhỏ mà lượng sữa trung bình có thể dao động giống như giai đoạn con dưới 6 tháng: 600 - 800ml, thường không quá 1 lit trong ngày. Chúng ta không nên chủ động giảm cử sữa để các con ăn dặm mà phải cố định các cử sữa, cử bú mẹ đúng giờ, trước ăn dặm 2 tiếng con không uống sữa hoặc ăn bữa phụ để con hợp tác ăn tốt hơn và sau cử ăn 1-2 tiếng hoặc trước đi ngủ con có thể dùng sữa. - Tuổi này nhu cầu năng lượng các bạn sẽ tăng lên do các con đã lớn hơn rồi, và đây chính là cơ hội vàng để chúng ta đưa ăn dặm vào, chứ đừng tăng sữa lên thêm nữa 1 - 2 lit sữa 1 ngày, rồi hỏi cô sao không thèm ăn dặm. Và khi chúng ta đã cố định cử sữa rồi thì tuỳ vào nhu cầu năng lượng của từng bạn nhỏ sẽ khác nhau mà người chăm sóc sẽ tăng cử ăn dặm phù hợp. 1 cử hay 2 cử hay 3 cử. Ví dụ như Mỉn nhà MyMy 6 tháng bắt đầu ăn dặm. 6 - 9 tháng bạn vẫn 1 cử ăn dặm thôi. 9- 11 tháng nhu cầu bạn tăng lên, bạn hứng thú tăng 2 cử và 11-12 tháng bạn lại rất hào hứng để tăng 3 cử. Nắm bắt được nhu cầu của trẻ là cực quan trọng, chứ không phải tăng cử ăn dặm là nhu cầu của người chăm sóc trẻ hay có 1 khuyến cáo nào bắt buộc tháng nào mấy cử. Nương theo con là đây. 3. Tập ăn thô sớm có cần thiết không? Khi bé dưới 6 tháng tuổi: hình thành phản xạ không điều kiện khi mới sinh ra là bú - mút - nuốt. Và khi bé qua giai đoạn 6 tháng tuổi một phản xạ cần được tập 1 chút xíu để dần thay thế phản xạ bú đó là nhai - nuốt qua hoạt động ăn dặm. Và đây là ý nghĩa của việc ăn thô sớm. Nếu trẻ vẫn duy trì phản xạ bú mút nuốt, và không được tập sơm phản xạ nhai đến trên 12 tháng có thể trẻ sẽ chỉ biết nuốt chứ không nhai. Có nhiều mẹ đến tư vấn dinh dưỡng bị nhầm lẫn giữa tập ăn thô sớm và việc đặc hoá thức ăn. Cô ơi mẹ vẫn cho bạn ăn đặc dần từ 1 gạo: 5 nước rồi đến 1 gạo: 3 nước, rồi lợn cợn mà giờ bạn ăn cũng toàn nuốt trọng và có vẻ bạn không thấy ngon miệng. Từ giai đoạn sớm 6- 12 tháng, Phối hợp phương pháp ăn dặm truyên thống, nhật bản và Phương pháp bé ăn dặm tự chỉ huy 1 phần sẽ giúp bạn nhỏ vừa cân đối khẩu phần ăn vừa tập phản xạ nhai tốt và sớm đấy. 4. Tại sao không cho gia vị vào khẩu phần chế biến thức ăn dặm trẻ dưới 12 tháng? Thận con chưa trưởng thành về mặt chức năng 1 cách hoàn thiện nên gia vị đặc biệt là lượng NaCL (muối ăn trong gia vị như nước mắm, hạt nêm...) sẽ gây ảnh hưởng đến thận của trẻ và thậm chí 1 lượng quá nhiều ứ lại trong cơ thể do không được thận lọc và bài tiết ra cũng có thể làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác của con đặc biệt là não. DR MYMY