Tắc tia sữa có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn cho con bú nhưng thường gặp nhất vào khoảng 6 – 8 tuần sau sinh. Tình trạng tắc tia sữa cần được khắc phục sớm để tránh ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng như tránh những biến chứng nguy hiểm cho mẹ như áp xe vú, viêm vú…Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách cải thiện tắc tia sữa sau sinh ngay trong bài viết này nhé. Xem thêm: thuốc sắt cho mẹ sau sinh ngừa thiếu máu thiếu sắt Nguyên nhân gây tắc tia sữa sau sinh là gì? Đa phần các sản phụ sau sinh đều bị tắc tia sữa ít nhất một lần, với mức độ tắc khác nhau. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể do: Mới sinh: Sau sinh khoảng 2-3 ngày thì sữa mẹ được sản xuất nhiều hơn nhưng lại chưa thể đẩy hết ra ngoài được nên sẽ ứ đọng lại trong bầu ngực, gây căng cứng, đau nhức và tắc tia sữa. Thậm chí, nhiều mẹ có thể bị sốt do tắc tia sữa. Bé bú không đúng khớp ngậm: Một nguyên nhân có thể dẫn đến tắc tia sữa là do bé vẫn bú mẹ nhưng lại không bú đúng khớp ngậm. Việc ngậm sai khớp khiến em bé không thể bú hết được lượng sữa mẹ sản xuất ra nên sữa dư thừa sẽ ứ đọng dần và gây tắc tia sữa. Mẹ nhiều sữa: Tùy cơ địa và chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khác nhau mà có không ít mẹ sản xuất ra rất nhiều sữa. Sữa mẹ được sản xuất nhiều mà bé chỉ bú với lượng ít, mẹ lại không hút hết sữa ra dẫn đến tồn đọng trong bầu ngực mẹ và gây tắc. Bé không bú thường xuyên: Thông thường, sau sinh, bé sẽ bú sau mỗi 2-3 tiếng. Thế nhưng, nhiều bé bú mẹ rất ít, khoảng 5 tiếng trở lên mà bé không bú hoặc mẹ không hút sữa ra thì lượng sữa sản xuất ra sẽ ứ đọng lại gây tắc tia sữa sau sinh. Ngực chịu áp lực: Bầu ngực của mẹ chịu áp lực như mặc áo ngực quá chật, quá bó khiến tia sữa bị chèn ép, dòng sữa lưu thông khó nên sẽ không thoát ra ngoài hết được. Ngoài ra, mẹ nằm sấp khi ngủ cũng khiến sữa khó chảy hết ra ngoài để làm rỗng tia sữa. Căng thẳng: Yếu tố tâm lý ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất sữa mẹ và cũng có thể tác động gây tắc tia sữa. Thường xuyên căng thẳng, stress làm giảm khả năng sản xuất sữa mẹ và tăng nguy cơ bị tắc tia sữa hơn những sản phụ có tâm trạng vui vẻ, thoải mái. Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho mẹ sau sinh Cách chữa tắc tia sữa sau sinh tại nhà Tắc tia sữa sau sinh không chỉ khiến mẹ đau nhức, có thể dẫn đến áp xe vú mà nó còn tác động xấu đến hành trình nuôi con bằng sữa mẹ. Vì vậy, khi bị tắc tia sữa sau sinh, mẹ hãy áp dụng ngay các cách dưới đây để khắc phục tình trạng này: Cho bé bú sớm và thường xuyên Việc bé bú mẹ là cách làm hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng tắc tia sữa cũng như kích thích cơ thể mẹ sản xuất nhiều sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu của bé. Ngay sau sinh, mẹ hãy cho bé bú sớm nhất có thể và cho bé bú thường xuyên. Giai đoạn mới sinh, hãy cho bé bú sau mỗi 2-3 giờ vừa giúp cung cấp dinh dưỡng cho con, vừa hỗ trợ phòng ngừa tắc tia sữa. Xem thêm: sắt canxi chela có tốt không Chườm ấm ngực Việc chườm ấm ngực giúp lưu thông dòng sữa, đánh tan các cục sữa đông ứ đọng và cũng kích thích sản xuất sữa mẹ nhiều hơn để cho bé bú. Hút sữa dư thừa Nếu bé bú mẹ ít thì ngay sau khi con bú xong, mẹ hãy dùng máy hút sữa để hút hết lượng sữa còn lại trong bầu ngực, giúp khơi thông tia sữa tránh bít tắc. Ngoài ra, khi ngực căng cứng, sữa sản xuất ra nhiều mà bé chưa kịp bú thì mẹ cũng hút sữa ra để hạn chế bị tắc tia sữa. Massage ngực Nếu bị tắc tia sữa, mẹ hãy dùng tay massage nhẹ nhàng bầu ngực theo vòng tròn hoặc vân vê đầu ti để khơi thông tia sữa. Bên cạnh đó, hãy cố gắng duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để có được nguồn sữa chất lượng cho em bé. Ngoài thực phẩm thường ngày, mẹ hãy bổ sung vitamin tổng hợp không gây táo bón để cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ và em bé. Tắc tia sữa là một bệnh thường gặp và có thể xử trí tại nhà,nhưng nếu thấy có dấu hiệu bất thường như sốt cao, đau nhức nhiều, màu sữa tiết ra giống dạng mủ thì cần đi khám để chẩn đoán chính xác, đảm bảo an toàn tránh các biến chứng nguy hiểm. Người mẹ cũng không nên tự ý mua thuốc tiêu sữa về dùng vì có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa và sức khỏe của người mẹ.