Sau khi sinh, sức khỏe của mẹ bầu bị giảm sút và có nguy cơ gặp những biến chứng không mong muốn nếu không được chăm sóc tốt. Tìm hiểu 5 biến chứng sau sinh thường gặp và cách phòng tránh. 5 biến chứng sau sinh nguy hiểm thường gặp mẹ cần lưu ý Phụ nữ có thể gặp một loạt các vấn đề sau sinh, mỗi người có những biểu hiện riêng và mức độ nghiêm trọng cũng khác nhau. Một số vấn đề thường gặp như: Băng huyết sau sinh Băng huyết sau sinh là tai biến sản khoa thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với sản phụ. Nguyên nhân thường gặp gây ra băng huyết là: Tử cung bị giảm độ đàn hồi và âm đạo, cổ tử cung bị rách. Dấu hiệu dễ nhận thấy của băng huyết sau sinh bao gồm: Chảy máu không kiểm soát Huyết áp giảm Tăng nhịp tim Giảm số lượng hồng cầu Sưng và đau ở âm đạo và khu vực gần đó nếu chảy máu là do tụ máu. Đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao dễ gặp băng huyết sau sinh là những sản phụ thiếu máu, sinh con quá to (trên 4kg),sinh đẻ nhiều lần, đa thai, quá trình chuyển dạ kéo dài, tử cung có chất lượng xấu (có sẹo mổ, có nhân xơ),bánh nhau bám thấp ở đoạn dưới tử cung là nơi có ít cơ hơn nên sẽ gò không tốt sau sinh… Băng huyết sau sinh mặc dù nghiêm trọng nhưng nếu nhanh chóng được xử lý đúng thì bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn. Xem thêm: nên uống sắt và canxi loại nào sau sinh? Tiền sản giật Tiền sản giật là một rối loạn nghiêm trọng thường phát triển sau tuần 20 của thai kỳ được biểu hiện bởi huyết áp cao và mức độ protein trong nước tiểu tăng. Biến chứng sau sinh này ảnh hưởng tới khoảng 5-8% phụ nữ mang thai. Tiền sản giật có thể khiến người mẹ gặp tai biến mạch máu não, suy thận, vỡ gan hay tử vong. Nguy cơ tiền sản giật có thể được chẩn đoán trước khi sinh bằng phương pháp xét nghiệm nước tiểu. Vỡ tử cung Vỡ tử cung là biến chứng sản khoa nghiêm trọng thường xảy ra trong thời kỳ chuyển dạ đẻ nhưng cũng có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai. Trong lúc chuyển dạ, cơn co bóp tử cung tăng quá mức nhưng vẫn không đẩy thai nhi ra được vì đường ra bị cản trở, đoạn dưới của tử cung sẽ mỏng quá mức rồi vỡ. Thai chui ra ngoài tử cung qua chỗ vỡ và nằm trong ổ bụng. Vỡ tử cung thường xảy ra ở trường hợp thai quá to, ngôi thai bất thường, đa thai hoặc có vết mổ ở tử cung. Tai biến này có tỷ lệ tử vong rất cao với cả mẹ và con. Xem thêm: thuốc DHA cho mẹ sau sinh loại nào tốt Nhiễm trùng hậu sản Nhiễm trùng hậu sản là các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục trong thời kỳ hậu sản, đường vào của vi khuẩn từ bộ phận sinh dục theo đường máu, nhiễm khuẩn ngược dòng từ âm đạo, cổ tử cung qua tổn thương đường sinh dục trong và sau đẻ. Nhiễm trùng hậu sản có các biểu hiện như sốt cao, đau bụng, trướng bụng, dịch thoát ra có mùi hôi và thường có mủ. Nguy cơ nhiễm khuẩn đến từ các yếu tố giữ gìn vệ sinh thai nghén, sức khỏe yếu, thiếu máu,… Mức độ nhiễm khuẩn nặng nhẹ tùy vào sức khỏe bệnh nhân, loại vi khuẩn, thời điểm phát hiện, điều kiện chăm sóc và điều trị. Tắc mạch ối Tắc mạch ối là một biến chứng sản khoa rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, không thể đoán trước và không thể dự phòng được. Tắc mạch ối là do nước ối, tế bào của thai nhi, chất gây, tóc, lông tơ hoặc các mảnh mô khác lọt vào tuần hoàn của người mẹ, gây ra suy hô hấp và suy tuần hoàn cấp tính. Thời điểm tắc mạch ối rất khác nhau: 12% số trường hợp xảy ra tắc mạch ối khi màng ối còn nguyên, 70% xảy ra trong chuyển dạ, 11% xảy ra sau đẻ qua đường âm đạo, 19% xảy ra trong mổ lấy thai khi đã có chuyển dạ hay khi chưa có chuyển dạ. Xem thêm: cách uống dha cho mẹ sau sinh Bí quyết giúp mẹ phòng tránh các biến chứng sau sinh Mẹ nên đảm bảo thực hiện những điều sau để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dàng và phục hồi sức khỏe, nhiều sữa để chăm con. Cụ thể: Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai nên xét nghiệm máu, nước tiểu thường xuyên trước khi sinh để quyết định phương pháp sinh đẻ phù hợp. Thăm khám thai định kỳ theo quy định của bác sĩ để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường để kịp thời xử trí. Tham gia lớp học tiền sản sẽ giúp các mẹ bầu có thêm kiến thức về dinh dưỡng của mẹ khi mang thai, cách chăm sóc thai kỳ để con sinh ra khỏe mạnh, nhận biết các dấu hiệu khi chuyển dạ, cách dự phòng biến chứng sau sinh… Sau sinh từ 3 – 4 ngày, mẹ đã có thể tắm gội bằng nước ấm. Phòng tắm cần phải kín gió. Mẹ cũng không nên tắm quá lâu mà chỉ tắm từ 5 – 10 phút rồi lau khô người thật nhanh và mặc quần áo. Mẹ cũng nên lưu ý giữ vệ sinh cá nhân vùng sinh dục hậu môn sạch sẽ. Không thụt rửa, đặt bất cứ vật gì trong âm đạo và nên thường xuyên thay băng vệ sinh để tránh nhiễm trùng. Không quan hệ vợ chồng nếu còn sản dịch. Vận động sau sinh rất cần thiết giúp mẹ hồi phục tốt, giảm nguy cơ mắc các biến chứng sau phẫu thuật. Tuy nhiên, sau sinh mẹ không thể vận động mạnh, mà thay vào đó là những bài vận động nhẹ nhàng như bước xuống giường, đi lại nhẹ nhàng trong phòng. Với những mẹ phải mổ lấy thai hoặc mất máu quá nhiều khi sinh, cần được nghỉ ngơi nhiều. Mẹ nên ngủ từ 8 – 9 tiếng để phục hồi năng lượng, hỗ trợ tiết sữa tốt hơn, đồng thời giảm thiểu tình trạng căng thẳng sau sinh. Bên cạnh đó, thai phụ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn đa dạng, đủ chất kết hợp bổ sung các viên uống vi chất hợp lí trong suốt thời gian mang thai và sau sinh như sắt canxi, vitamin tổng hợp không gây táo bón… giúp mẹ cung cấp đủ các vi chất cần thiết cho quá trình chuyển dạ. Xem thêm: thời gian uống sắt canxi và vitamin tổng hợp Phụ nữ sau sinh gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe và tinh thần. Tuy nhiên, phần lớn nguyên nhân vấn đề không khó để khắc phục nếu bạn biết cách và kiên trì.