Vốn điều lệ là cơ sở để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn điều lệ thể hiện quy mô của doanh nghiệp. Vì vậy mà để mở rộng quy mô thì doanh nghiệp phải tăng vốn điều lệ, tăng vốn điều lệ do thành viên mới góp vốn là hình thức tăng vốn được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên thủ tục thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ do thành viên mới góp vốn được thực hiện như thế nào? Có lưu ý gì khi thực hiện thủ tục này không là câu hỏi được nhiều khách hàng quan tâm. Bài viết của Tín Việt sẽ cung cấp các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục này. Thủ tục tăng vốn điều lệ do thành viên mới góp vốn là gì? Vốn điều lệ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp mà các thành viên, cổ đông sáng lập, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp vào công ty. Trong quá trình hoạt động do nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh công ty sẽ phải tăng vốn điều lệ. Mỗi loại hình công ty sẽ có những hình thức tăng vốn điều lệ khác nhau, huy động thêm vốn góp của thành viên mới là hình thức tăng vốn điều lệ được khá nhiều doanh nghiệp sử dụng. Thủ tục tăng vốn điều lệ do thành viên mới góp vốn là việc thông báo của doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh về thay đổi vốn điều lệ trong thời gian quy định theo quy định của pháp luật. Bên cạnh với đó doanh nghiệp sẽ phải thông báo về thay đổi danh sách thành viên góp vốn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Xem thêm : báo cáo thuế tại TPHCM Tại sao phải thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ do thành viên mới góp vốn? Theo quy định của luật doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có sự thay đổi, doanh nghiệp có trách nhiệm gửi thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh về nội dung thay đổi. Bên cạnh đó pháp luật còn quy định về biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện thông báo. Phạt tiền từ 1.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn từ 01 đến 30 ngày. Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn từ 31 đến 90 ngày Phạt tiền từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn từ 91 ngày trở lên. Khi nào thì phải tăng vốn điều lệ? Tăng vốn điều lệ là một nhu cầu của tất cả doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Có thể tăng vốn điều lệ để mở rộng quy mô kinh doanh hoặc để đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện ví dụ như kinh doanh bảo hiểm, dịch vụ lữ hành,… Đối với những ngành nghề này yêu cầu doanh nghiệp phải có một nguồn vốn điều lệ tối thiểu thì mới có thể kinh doanh. Vì vậy mà doanh nghiệp phải tăng vốn điều lệ để có thể kinh doanh các ngành nghề mới. Hồ sơ của thủ tục tăng vốn điều lệ do thành viên mới góp vốn? - Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp - Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trash nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ - Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ và giấy tờ pháp lý cá nhân của người nộp hồ sơ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên kèm theo các hồ sơ trên doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Danh sách thành viên phải bao gồm chữ ký của thành viên mới và thành viên có phần vốn góp thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của thành viên có phần vốn góp không thay đổi Bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên góp vốn mới Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới của công ty Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi có thành viên mới góp vốn phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình công ty, hồ sơ chuyển đổi bao gồm các giấy tờ sau: + Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp + Điều lệ công ty + Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên + Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân của người đại diện theo pháp luật và các cổ đông sáng lập; thành viên công ty + Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới Quy trình thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ do thành viên mới góp vốn? Khi có sự thay đổi về vốn điều lệ công ty phải gửi hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở. Trường hợp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bên cạnh việc thực hiện thủ tục thông báo thay đổi vốn điều lệ, công ty còn phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình công ty. Quy trình thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ do thành viên mới góp vốn được thực hiện qua các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Bước 2: Nộp hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh Sau khi nhận được hồ sơ phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện cập nhật thay đổi vốn điều lệ trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới. Bước 3 : Nhận kết quả Những vướng mắc của khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ do thành viên mới góp vốn? Câu hỏi: Công ty tôi là công ty cổ phần, khi tăng vốn điều lệ do thành viên mới góp vốn có phải cập nhật lại danh sách cổ đông trên cơ sở dữ liệu quốc gia không? Trả lời: Theo quy định hiện nay của luật doanh nghiệp đối với công ty cổ phần khi tăng vốn điều lệ do thành viên mới góp vốn không phải làm thủ tục thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh về việc thay đổi cổ đông sáng lập. Danh sách cổ đông sáng lập của công ty cổ phần vẫn sẽ được giữ nguyên khi có thành viên mới góp vốn mà không cần cập nhật trên hệ thống đăng ký kinh doanh. Câu hỏi: Đối với công ty TNHH 1 thành viên tăng vốn góp của thành viên mới nhưng không chuyển đổi loại hình công ty có được không? Trả lời: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty do một cá nhân làm chủ, vốn điều lệ của công ty là giá trị vốn góp của chủ sở hữu công ty. Tuy nhiên khi có thành viên mới góp vốn thì vốn điều lệ của công ty không còn là của một mình chủ sở hữu công ty nữa. Vì vậy mà công ty phải chuyển đổi loại hình công ty khi có thành viên mới góp vốn. Câu hỏi: Có phải kê khai thuế thu nhập cá nhân khi thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ do thành viên mới góp vốn với cơ quan thuế không? Trả lời: Theo quy định của luật thuế cá nhân không phải nộp thuế thu nhâp khi góp vốn vào công ty. Vì vậy mà khi thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ do thành viên mới góp vốn vào công ty không phải kê khai thuế thu nhập cá nhân cho thành viên mới. Dịch vụ thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ do thành viên mới góp vốn - Tư vấn khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục tăng vốn điều lệ do thành viên mới góp vốn - Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục tăng vốn điều lệ do thành viên mới góp vốn - Soạn thảo hồ sơ về thủ tục tăng vốn điều lệ do thành viên mới góp vốn - Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ do thành viên mới góp vốn - Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục tăng vốn điều lệ do thành viên mới góp vốn