Niềm vui đón chào sự xuất hiện của con yêu, mẹ bầu còn phải đối mặt với muôn vàn nỗi lo, như việc mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì, chế độ ăn như thế nào và nhất là cần làm gì để phòng cúm và táo bón trong thai kỳ. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ có cái nhìn toàn diện về cúm và táo bón để có một thai kỳ thật khỏe mạnh. - Vitamin C từ trái cây như quýt, dâu, quả kiwi, nho: giúp loại trừ các loại chất có hại, oxy hóa trong cơ thể mẹ bầu. - Muối ăn: mẹ có thể dùng nước ấm và thêm một chút nghệ để tăng cường hiệu quả chống viêm nhiễm nhé. - Canh gà: Chất Amino Axit có trong thịt gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng của cơ thể mẹ bầu đấy. - Sữa bầu: 02 ly sữa bầu mỗi ngày bổ sung sắt, chất xơ...giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu và cả thai nhi. Ảnh hưởng của cảm cúm khi mang thai -Cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi -Cúm là bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp gây nên bởi virus cúm, thường gặp ở Việt Nam. Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của người phụ nữ sẽ bị suy giảm nên các mẹ bầu thường dễ bị nhiễm siêu vi, ho và cảm cúm. Nếu trong thời gian mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ, cảm cúm sẽ ảnh hưởng xấu không chỉ cho sức khỏe của mẹ mà còn đến thai nhi. Một số loại siêu vi như: CMV, Rubella hay Zika có thể gây dị tật bẩm sinh cho trẻ, thậm chí nếu tình trạng mẹ không nặng, em bé cũng dễ bị sinh non hoặc nhẹ cân. Biện pháp phòng cúm khi mang thai Theo cơ quan kiểm soát bệnh truyền nhiễm Mỹ, một liều vắc xin phòng cúm là cách bảo vệ an toàn nhất cho mẹ bầu, có hiệu lực từ 70 – 80%. Trong nhiều năm, hàng triệu bà bầu đã được tiêm ngừa cúm. Chống chỉ định duy nhất của vắc xin ngừa cúm là cơ địa dị ứng với trứng gia cầm. Hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy vắc xin ngừa cúm ảnh hưởng bất lợi đến thai nhi hoặc gây biến chứng cho phụ nữ mang thai. Nếu mang thai khi chưa tiêm phòng cúm, bạn vẫn có thể tiêm phòng trong bất kỳ giai đoạn nào mà không sợ ảnh hưởng đến bé vì virus trong vắc xin ngừa cúm đã bất hoạt. Khi trẻ chào đời, kháng thể chống cúm trong cơ thể mẹ còn được truyền qua nhau thai và bảo vệ bé trong 6 tháng đầu. Những nguyên nhân gây chứng táo bón ở mẹ bầu Táo bón là cơn ám ảnh của không ít người, nhất là phụ nữ mang thai. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón ở thai phụ: - Nội tiết tố thay đổi nhiều trong quá trình mang thai, gây giảm nhu động của đường ruột - Sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực đè ép các cơ quan trong vùng chậu như ruột, bàng quang. - Bổ sung thừa sắt - Chế độ ăn uống thiếu chất xơ - Ít uống nước - Ngại vận động Tác hại của táo bón trong 3 tháng đầu thai kỳ - Gây đầy bụng, khó chịu dẫn đến chán ăn, khiến mẹ và bé không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. - Những chất thải tích tụ lâu trong ruột lan truyền độc, hây hại cho cơ thể. - Tăng nguy cơ sẩy thai do phải dùng sức để rặn mỗi lần đi vệ sinh. - Có thể dẫn đến trĩ, viêm đại tràng và nhiều bệnh nguy hiểm khác Những biện pháp phòng ngừa táo bón cho mẹ bầu Uống nhiều nước Nước cần thiết cho quá trình hấp thụ chất xơ vào cơ thể. Vì vậy, bạn cần uống 8-10 ly nước lọc (khoảng 1,5 – 2 lít nước) mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước và táo bón trở nên trầm trọng hơn. Bổ sung đúng liều lượng canxi và sắt Thừa hay thiếu canxi và sắt đều ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, chỉ nên bổ sung theo đúng liều lượng bác sĩ chỉ định và chia nhỏ thành nhiều lần, uống với nhiều nước. Sử dụng dầu oliu cho các món chiên, xào, rán Dầu oliu ít thấm vào thức ăn nên tốt cho dạ dày, vừa giảm cảm giác buồn nôn vừa giảm nguy cơ bị táo bón cho mẹ. Điều chỉnh nếp sinh hoạt - Không ngồi quá lâu - Không uống nhiều cà phê - Không nhịn đi vệ sinh - Tránh tâm lý căng thẳng Xây dựng chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ khi mang thai Thực đơn của mẹ bầu cần có các thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón. Tuy nhiên, đột ngột ăn quá nhiều chất xơ sẽ dẫn đến đầy hơi. Vì vậy, bạn nên bổ sung từ từ vào chế độ ăn hàng ngày để cơ thể có thời gian thích nghi. Những thực phẩm giúp phòng ngừa táo bón: - Các loại rau lá (rau diếp, bông cải xanh, rau xanh hoặc lá xà lách) và trái cây tươi. - Cà rốt, bí đỏ, khoai lang và ngô. - Mâm xôi, dâu tây. - Ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, gạo nâu, mì và đậu lăng. - Ngũ cốc ăn sáng, đặc biệt là loại có cám chưa qua chế biến và yến mạch. Những thông tin trên hy vọng sẽ giúp ích được mẹ bầu trong việc phòng cúm và táo bón để có một thai kỳ khỏe mạnh, giúp bé yêu phát triển tốt nhất khi chào đời. Chúc các Mami cùng bé trải qua một thai kỳ khỏe mạnh và đáng nhớ!