Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

9 nguyên nhân biếng ăn thường gặp ở trẻ và cách khắc phục

Biếng ăn do tâm lý là nguyên nhân chính và thường gặp nhất ở các bé biếng ăn. Nhiều ba mẹ không quan tâm đến tâm lý của con, việc con có thích ăn món ăn đó không, không biết con đã ăn đủ chưa,… nên mỗi khi thấy con không ăn hoặc ăn ít thì cố gắng ép con ăn bằng mọi cách mà không tìm hiểu cụ thể vì s

Nhiều bà mẹ chia sẻ cùng DR.MYMY khi hình trạng con càng ngày càng gầy nhom, đưa con đi chơi đâu ai cũng bảo mình không biết chăm con, rồi tự ý mua thuốc này thuốc kia cho con uống nhưng gầy vẫn gầy, biếng ăn vẫn mãi biếng ăn. Cuộc chiến đầy cam go giữa các bà mẹ và siêu nhân không hoàn toàn đơn giản, nó trở thành cuộc đại chiến của cả gia đình, hàng xóm.  Để đồng hành cùng nỗi trăn trở của rất nhiều bậc phụ huynh. Cô My My xin đưa ra một số lời khuyên cho ba mẹ nhé: Để cùng con vượt qua “cuộc chiến” biếng ăn thành công, bố mẹ cần xác định được nguyên nhân “gốc rễ” khiến bé nhà mình thờ ơ với các bữa ăn, từ đó có giải pháp phù hợp nhất nhé!   (Ảnh minh họa) 1. Do tâm lý sợ bị ép ăn Biếng ăn do tâm lý là nguyên nhân chính và thường gặp nhất ở các bé biếng ăn. Nhiều ba mẹ không quan tâm đến tâm lý của con, việc con có thích ăn món ăn đó không, không biết con đã ăn đủ chưa,… nên mỗi khi thấy con không ăn hoặc ăn ít thì cố gắng ép con ăn bằng mọi cách mà không tìm hiểu cụ thể vì sao trẻ biếng ăn. Con không ăn thì nịnh nọt, dụ dỗ bằng vô vàn “chiêu bài” khác nhau, khi nịnh không có hiệu quả thì chuyển sang dọa nạt hoặc đánh lừa trẻ, khiến trẻ sợ hãi, vừa ăn vừa “nước mắt lưng tròng”, tìm cách trốn tránh bữa ăn.   Giải pháp khắc phục: - Để bé hợp tác hơn với bố mẹ trong từng bữa ăn, trước hết ba mẹ cần hiểu tâm lý của bé. - Nếu con đã ăn đủ no, ba mẹ không nên ép con ăn thêm để tránh khiến bé sợ hãi. - Nếu món ăn lạ con chưa quen hoặc không hợp khẩu vị của con, hãy kiên trì tập cho con làm quen dần dần từ ít đến nhiều trong các bữa ăn. - Ba mẹ nên giành nhiều thời gian hơn với con, đặc biệt là khi con ăn, tránh vừa cho con ăn vừa làm việc, dùng điện thoại… - Tạo tâm trạng thoải mái, vui vẻ cho bé trong mỗi bữa ăn; tránh những bất hòa, xung đột trong gia đình khiến bé sợ hãi. - Tránh cho thuốc vào đồ ăn hay sữa của trẻ. Vào bữa ăn, nên cho trẻ ngồi vào bàn và tập trung ăn, không nên vừa ăn vừa chơi, hay bế bé đi ăn rong,… tạo thói quen xấu cho bé. 2. Thực đơn nhàm chán ít thay đổi Tại sao trẻ biếng ăn? Thực đơn nhàm chán, ít thay đổi cũng là một trong những lý do chính.  Trẻ phải ăn một món kéo dài trong nhiều ngày, thường xuyên lặp lại hoặc mẹ chỉ chế biến các món ăn một cách đơn điệu, không kích thích được vị giác của trẻ khiến trẻ có cảm giác nhàm chán. Cách khắc phục: Mẹ nên thường xuyên thay đổi loại thực phẩm, món ăn, xen kẽ giữa thức ăn mới và thức ăn cũ mà trẻ thích, vừa giúp trẻ ăn ngon vừa cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng cho trẻ. Đa dạng cách chế biến, trang trí món ăn theo dạng tạo hình bắt mắt để kích thích trẻ “hào hứng” hơn với các bữa ăn 3. Sai lầm của mẹ trong chế biến món ăn - Hầm nhiều các món rau củ (khoai tây, cà rốt, súp lơ, củ dền,…) rồi xay nhuyễn cho trẻ ăn liên tục từ ngày này qua ngày khác.Chỉ cho trẻ ăn nước thịt, nước rau, không cho ăn phần xác hay ăn trực tiếp dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng. - Cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn, hoặc nghiền nát, xay nhuyễn thức ăn dù trẻ đã 2, 3 tuổi. Thời gian chuyển tiếp chế độ ăn không phù hợp VỚI TÂM LÝ VÀ KHẢ NĂNG CỦA TRẺ, với mong muốn cho trẻ ăn thô sớm rất tốt nhưng con chúng ta chưa sẵn sàng. ví dụ cho bé chuyển sang ăn cơm hạt quá sớm trong khi trẻ chưa nhai nghiền được, trẻ phải nuốt trọng hoặc thịt dày dai, nhai mỏi hàm khi cắn xé, nghiền thưc ăn. - Pha bột vào sữa, pha sữa quá đặc, pha sữa bằng nước cháo, nước hầm xương khiến trẻ khó tiêu; hay pha bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn dặm. - Chế biến đồ ăn sẵn đã nấu chín, xay nghiền và bỏ ngăn đông rã đông cho con ăn dần, thực phẩm, thức ăn thay dổi mùi vị không còn ngon.  - Kiêng gia vị quá mức trong chế biến thức ăn, mặc dù trẻ đã qua 12 tháng tuổi. Cách khắc phục: - Lựa chọn đồ ăn và cách chế biến (bột/ cháo/ cơm) phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.  - Cho bé ăn đặc dần để giúp bé phát triển cơ nhai và ăn thô dần để bé cảm giác ngon miệng hơn. Có thể cho trẻ ăn thức ăn đặc và thô khi bé chưa mọc đủ 20 răng sữa, tuy nhiên phải nương theo sở thích và tâm lý cũng như khả năng của trẻ. - Thường xuyên thay đổi cách chế biến món ăn, không nên cho bé ăn đi ăn lại một món trong thời gian dài, mặc dù đó có là món sở trường của bé. - Nên dùng thức ăn tươi (thịt tươi, cá tươi,…) hằng ngày, tránh dùng các thực phẩm chế biến sẵn, phơi khô hoặc bảo quản đông lạnh lâu ngày. - Gia vị vừa đủ là tuyệt chiêu ẩm thực an toàn giúp con ăn ngon miệng hơn ba mẹ nhé! (Ảnh minh họa) 4. Trẻ đang bị bệnh cũng là nguyên nhân trẻ biếng ăn Khi trẻ bị bệnh, đặc biệt là các bệnh về loạn khuẩn đường ruột, nhiễm khuẩn đường hô hấp (ho, sổ mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,…), cơ thể yếu, mệt mỏi, trẻ thường có cảm giác chán ăn nên thường hay biếng ăn. Do đó, bố mẹ cần quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe cũng như tâm lý của trẻ trong những đợt bệnh. Cách khắc phục: - Vào những ngày trẻ bị bệnh, mẹ lưu ý nên cho trẻ ăn những món mà trẻ yêu thích, có mùi vị thơm ngon để kích thích trẻ ăn nhiều hơn. Nên chế biến thức ăn dạng lỏng và mềm hơn để giúp trẻ dễ tiêu hóa. - Cho bé uống đủ nước, bổ sung thêm cho bé sữa, nước hoa quả, sinh tố, sữa hạt, trái cây… để cung cấp năng lượng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất giúp bé tăng cường sức đề kháng để nhanh khỏi bệnh hơn. - Với trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên, nên tẩy giun cho bé theo định kỳ 6 tháng một lần; giữ vệ sinh cơ thể trẻ, giữ gìn vệ sinh răng miệng ngay từ khi trẻ mới mọc răng; thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát,… để giảm thiểu các tác nhân gây bệnh, tránh bệnh tật 5. Trẻ biếng ăn sinh lý Thông thường nhiều trẻ bị biếng ăn theo từng giai đoạn phát triển, bố mẹ nhận thấy trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên trẻ ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần, không hiểu trẻ biếng ăn vì sao.  Bố mẹ lưu ý nhé, khoảng thời gian trẻ biếng ăn sinh lý thường trùng với các thời điểm bé biết lẫy (lật), ngồi, đứng hoặc tập đi,… Sau đó trẻ sẽ ăn uống bình thường trở lại. Tuy nhiên có những trường hợp trẻ ăn ít trong vài tuần, nếu mẹ không chú ý và có biện pháp khắc phục, trẻ dễ hình thành thói quen lười ăn. (Ảnh minh họa) Cách khắc phục: Mẹ hãy chú ý theo dõi quá trình phát triển của trẻ theo từng giai đoạn để nắm bắt, xác định chính xác nguyên nhân trẻ biếng ăn.Khi trẻ biếng ăn sinh lý, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ để cơ thể bé vẫn được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. 6. Trẻ biếng ăn do dùng thuốc Khi trẻ đang sử dụng thuốc điều trị bệnh, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh dễ gây nên tác dụng phụ, làm loạn khuẩn đường ruột, giảm quá trình lên men thức ăn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ, dẫn đến trẻ biếng ăn. Cách khắc phục: Mẹ nên cho trẻ ăn thêm các bữa phụ bằng sữa chua để cân bằng hệ khuẩn, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bs chuyên khoa nhi để được hướng dẫn giảm tác dụng phụ của thuốc gây ra. Tránh lạm dụng thuốc kháng sinh cho những đợt điều trị bệnh của trẻ. 7. Biếng ăn bẩm sinh - không rõ nguyên nhân Theo thống kê, có khoảng 5% trẻ biếng ăn bẩm sinh. Ngay từ khi sinh ra, các bé đã biếng ăn, chỉ thích ngủ, chơi mà không bao giờ đòi bú hay đòi ăn. Cách khắc phục: Với các trường hợp bé biếng ăn bẩm sinh, bố mẹ nên đưa bé tới bác sĩ dinh dưỡng để thăm khám trực tiếp và áp dụng chế độ dinh dưỡng, chăm sóc đặc biệt theo hướng dẫn của bác sĩ. Nên chủ động cho trẻ ăn, tránh để trẻ quá đói, khi đó trẻ sẽ quá mệt mỏi và lại càng không muốn ăn. 8. Trẻ biếng ăn do tâm lý của bố mẹ - Khi thấy con ăn ít hơn so với các bé cùng lứa tuổi thì cứ nghĩ con biếng ăn mặc dù cân nặng và chiều cao của bé vẫn tăng đều đặn. Thực ra do các bậc phụ huynh đã lo lắng quá nhiều, cứ nghĩ rằng ăn nhiều mới tốt cho sự phát triển của trẻ. - Đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi vì khẩu phần ăn của trẻ cần phải đảm bảo đủ cả về số lượng và chất lượng, có đầy đủ các dưỡng chất: chất bột, chất béo, chất đạm, vitamin và muối khoáng. Cách khắc phục: Để có sự đánh giá chính xác nhất về sự phát triển của trẻ, bố mẹ cần theo dõi trên chỉ số cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo chuẩn WHO/ bảng theo dõi tăng trưởng cân nặng chiều cao, tránh dựa trên con số cân nặng của "con nhà người ta" hoặc thời điểm để "phán" con suy dinh dưỡng. (Ảnh minh họa) 9. Do phụ huynh cho trẻ ăn vặt - Không ít bậc phụ huynh nghĩ trẻ ăn vặt sẽ giúp bù lại lượng dinh dưỡng chưa cung cấp đủ trong các bữa cơm, cháo,… mà không biết rằng đó chính là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, hơn nữa còn gây hại đến sức khỏe của trẻ. Các đồ ăn vặt được phần lớn trẻ yêu thích như snack, khoai tây chiên, xúc xích,… có chứa rất nhiều chất phụ gia, thậm chí còn có nguy cơ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sẽ gây ảnh hưởng đến đường ruột còn non yếu của trẻ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa và gây suy giảm hệ miễn dịch. - Không những vậy, đồ ăn vặt không hề cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Do ăn quá nhiều đồ ăn vặt nên khi đến bữa ăn, trẻ sẽ không muốn ăn cơm và thức ăn nữa, lâu dần hình thành thói quen xấu không những khiến trẻ biếng ăn mà còn chậm tăng cân và phát triển chiều cao. - Mẹ nên cho trẻ ăn bữa phụ khoa học: đúng món, đúng giờ, đúng lượng. Cách khắc phục: - Hạn chế cho trẻ ăn vặt vào trước giờ ăn, đặc biệt nên tránh các đồ ăn có nhiều chất phụ gia, chiên rán nhiều dầu mỡ,... - Bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn bữa phụ bổ sung bằng các thực phẩm có chứa chất dinh dưỡng như sữa chua, váng sữa, phô mai, bánh flan, bánh quy bơ, trái cây vào các bữa phụ nhất định trong ngày. 10. Trẻ biếng ăn do một số nguyên nhân khác Ngoài các nguyên nhân trên, còn có một số nguyên nhân ít gặp như sau khi tiêm chủng, sau chấn thương (trẻ bị té ngã, sau phẫu thuật,…). Trên đây cô My My đã đưa ra 9 nguyên nhân làm cho trẻ biếng ăn cùng với các giải pháp khắc phục. Khi đã biết rõ được nguyên nhân vì sao trẻ biếng ăn, mẹ cần có sự thay đổi thích hợp để giúp các siêu nhân ăn ngon miệng hơn và phát triển đạt chuẩn. Đồng hành sức khoẻ chia sẻ yêu thương. DR MYMY