Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới bé bị mũi xanh là gì? Trước khi tìm hiểu bé bị mũi xanh có sao không; ba mẹ cần nắm được nguyên nhân gây ra vấn đề này là gì? Trên thực tế, màu xanh trong dịch mũi của bé chính là màu của các tế bào bạch cầu đa. Hệ miễn dịch lúc này đang tiết ra bạch cầu để tự bảo vệ cơ thể. Khi có các mầm bệnh tấn công; hệ miễn dịch sẽ nhận biết và phản ứng lại bằng cách “điều động” bạch cầu đa nhân tới để “chiến đấu”. Trong đó, bạch cầu đa nhân có màu xanh. Đó là lí do vì sao bé bị sổ mũi xanh. Nhìn nhận dưới góc độ tích cực; bé chảy nước mũi màu xanh là một dấu hiệu tốt. Bởi nó cho thấy hệ miễn dịch của bé đang hoạt động hiệu quả; cố gắng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập sâu hơn vào đường hô hấp. Một số nguyên nhân dẫn tới bé bị mũi xanh là: Thời tiết thay đổi: Trời giao mùa là giai đoạn lí tưởng cho các mầm bệnh, virus phát triển. Bé rất dễ bị cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi dị ứng trong thời gian này. Sức đề kháng bé còn non yếu: Trong những năm đầu đời, hệ miễn dịch của bé vẫn chưa phát triển toàn diện. Do đó bé rất dễ bị vi khuẩn “tấn công”, gây ra các bệnh về hô hấp. Ví dụ như cảm lạnh, cảm cúm… Điều kiện sống không đảm bảo: Bé sống trong môi trường bị ô nhiễm khói bụi; nhà cửa không được vệ sinh hoặc nằm trong phòng điều hoà quá lâu sẽ dẫn tới bị cảm, sổ mũi, hắt hơi. Bé bị mũi xanh có sao không? Có thể thấy rằng, tình trạng bé bị mũi xanh là vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ hiện nay. Mức độ nguy hiểm của bệnh còn phụ thuộc vào sức khoẻ nền và cơ địa của mỗi bé. Phần lớn các bé bị sổ mũi xanh hiện nay đều không nguy hiểm nặng nề cho sức khoẻ. Vậy nên ba mẹ không cần quá lo lắng. Việc chăm sóc và điều trị đúng cách có thể giúp bé cải thiện vấn đề này chỉ trong vài ngày. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bé bị mũi xanh là dấu hiệu của vấn đề sức khoẻ nguy hiểm. Ba mẹ nếu thấy bé bị mũi xanh đi kèm các dấu hiệu dưới đây, hãy đưa bé tới bệnh viện để thăm khám kịp thời: Bé bị mũi xanh đi kèm sốt cao trên 38 độ, sốt kéo dài. Bé chán ăn, bỏ bú, người lừ đừ thiếu sức sống. Nước mũi đặc quánh hơn bình thường làm bé khó thở, thở khò khè. Bé khó khăn trong quá trình hô hấp, lồng ngực lõm. Dịch mũi có mùi hôi bất thường Bé chỉ bị sổ mũi 1 bên; dịch màu xanh ra kèm máu. Cách khắc phục bé bị mũi xanh tại nhà Ba mẹ hãy thưởng xuyên rửa mũi hoặc nhỏ mũi cho bé bằng nước muối sinh lí. Việc vệ sinh mũi sẽ làm loãng dịch nhầy. Từ đó giúp bé thông thoáng mũi, ngăn ngừa các vi khuẩn trú ngụ gây viêm nhiễm. Ba mẹ hãy khuyến khích bé vận động vừa sức. Điều này không chỉ duy trì nhiệt độ giữ ấm cơ thể mà còn góp phần tăng tuần hoàn máu. Đồng thời, việc vận động sẽ kích thích quá trình trao đổi chất của cơ thể bé. Từ đó góp phần nâng cao hệ miễn dịch, bảo vệ sức khoẻ. Nếu bé nằm trong phòng điều hoà, ba mẹ nên để nhiệt độ ở mức 25 – 26 độ C. Trong phòng ngủ của bé nên được vệ sinh sạch sẽ, không gian thông thoáng. Ba mẹ có thể sử dụng thêm các thiết bị phun sương để tăng độ ẩm, tránh làm khô niêm mạc mũi của bé. Ba mẹ có thể massage dầu tràm để giúp bé cải thiện tình trạng sổ mũi xanh. Dầu tràm có tác dụng chống viêm, tiêu sưng, giải cảm hiệu quả. Khi massage dầu tràm cho bé, ba mẹ hãy tập trung ở các khu vực như lưng, bụng, lòng bàn tay, chân của bé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nhỏ vài giọt dầu tràm vào nước tắm hoặc thấm vào khăn quàng cổ cho bé. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ cần đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất giúp bé cải thiện hệ miễn dịch, bảo vệ sức khoẻ. Ba mẹ nên bổ sung nhiều trái cây, rau củ, các loại hạt… cho bé. Đây là nguồn cung cấp dồi dào vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hoá. Từ đó hỗ trợ bé tăng sức đề kháng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Một dưỡng chất có ảnh hưởng hàng đầu tới sức đề kháng của trẻ là vitamin D3 nhỏ giọt. Ngay từ giai đoạn sơ sinh, ba mẹ đã cần đảm bảo cung cấp dưỡng chất này cho bé đầy đủ. Xem thêm: VitaDHA Baby Drops Vitamin D3 giúp trẻ nâng cao hệ miễn dịch và kích thích hấp thu canxi dồi dào Vitamin D3 không chỉ hỗ trợ bé nâng cao hệ miên dịch, bảo vệ sức khoẻ. Mà nó còn kích thích bé hấp thụ canxi dồi dào hơn. Từ đó giúp hệ xương thêm cứng cáp, bé cao lớn vượt trội.