Mami ơi bước vào tuần thứ 24 tức là mẹ đã ở tháng thứ 6 của thai kì và chỉ còn khoảng 3 tháng nữa thôi là chào đón em bé rồi đó, chắc hẳn mẹ rất tò mò không biết em bé của mình bây giờ trông như thế nào nhỉ? Sự phát triển của bé Kích thước cơ thể Em bé của mẹ giờ đã dài khoảng 30 cm và nặng khoảng 600g, có kích thước như một quả đu đủ. Bộ não của bé đang phát triển nhanh chóng và vị giác của bé cũng đang tiếp tục phát triển. Phần lớn trọng lượng đó đến từ việc phát triển các cơ quan, xương, cơ bắp và tích tụ mỡ của cơ thể. Lúc này khuôn mặt xinh đẹp của bé (dù vẫn còn nhỏ) gần như được hình thành hoàn chỉnh với lông mi, lông mày và tóc rồi đó mẹ ơi! Mặc dù bé vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho việc chào đời nhưng sau tuần thứ 24 này em bé đã có khả năng sống sót trong trường hợp không may mẹ sinh non vì phổi của bé giờ đây đã được phát triển đủ để bé có thể sống với sự hỗ trợ của y tế. Tuy nhiên sinh non là trường hợp hiếm gặp nên em đừng quá lo lắng nhé! Thính giác thai nhi Em bé giờ đây có thể nghe thấy tất cả các loại âm thanh trong bụng mẹ: không khí thở ra từ phổi của mẹ những cơn đau dạ dày do dạ dày và ruột của bạn, giọng nói của mẹ và bố, thậm chí những âm thanh rất lớn như tiếng còi xe, tiếng chó sủa nữa đấy. Bố mẹ nhớ phải nói chuyện hằng ngày với em bé trong bụng nhé! Những thay đổi ở cơ thể mẹ Hội chứng ống cổ tay Tuần này mẹ có thể gặp phải hội chứng ống cổ tay. Cổ tay, bàn tay và ngón tay của mẹ bị tê, ngứa ran hoặc đau âm ỉ. Mẹ cố gắng mát xa cổ tay và tránh gối lên tay khi nằm ngủ. Nếu mẹ đau quá thì có thể đề nghị bác sĩ tiến hành nẹp tay. Chịu khó nghỉ ngơi thường xuyên và cũng đừng quá lo lắng vì triệu chứng này sẽ dần dần biến mất sau khi sinh em bé. Đọc thêm: Hội chứng ống cổ tay ở mẹ bầu và cách điều trị! Ngứa lòng bàn tay Mẹ bị ngứa lòng bàn tay và bàn chân không? Đây là triệu chứng bình thường khi mang thai, có khả năng do mẹ bị ứ mật thai kì. Mẹ có thể tránh tắm nước quá nóng hoặc tắm quá lâu, đeo găng tay hoặc tất quá chật. Mẹ cũng có thể ngâm tay và chân trong nước lạnh hoặc chườm lạnh và những triệu chứng này sẽ biến mất khi mẹ sinh em bé. Khó ngủ Mẹ có thể cảm thấy khó ngủ hơn trong giai đoạn này. Ăn tối sớm, không uống nước có chứa cafein và tránh nằm ngửa khi ngủ mẹ nhé! Đọc thêm: Giấc ngủ của mẹ bầu và cách khắc phục Rốn lồi Nếu rốn của mẹ bị lồi trong thời gian này thì cũng đừng lo lắng vì đây là hiện tượng phổ biến trong thai kì. Khi mang thai tọng lượng của mẹ sẽ tăng lên đáng kể và tử cung cũng mở rộng khi em bé ngày một lớn lên. Thêm nữa, cơ thể mẹ khi mang thai cũng tích trữ chất lỏng. Tất cả những điều này sẽ khiến bụng mẹ to lên và rốn căng ra, nhô lên phía ngoài da. Tuần này mẹ cần làm gì Chuẩn bị xét nghiệm tiểu đường thai kì Kiểm tra glucose trong khoảng từ 24 đến 28 tuần để biết lượng đường trong máu của mẹ có vượt quá giới hạn cho phép hay không. Mặc dù các bác sĩ không chắc chắn lý do tại sao một số mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong khi những người khác thì không, nhưng tuy nhiên mẹ sẽ có nhiều khả năng bị tiểu đường thai kì nếu mẹ bị thừa cân, có mức mỡ bụng cao hơn, cao tuổi hoặc có tiền sử gia đình tiểu đường thai kỳ. Đọc thêm: Những điều cần lưu ý khi bị tiểu đường thai kì Bổ sung nhiều protein Protein được tạo thành từ các axit amin tạo nên khuôn mặt đáng yêu của bé và các tế bào. Bộ não của bé, đặc biệt, cần những nguyên liệu thô này để giúp bé thở, đi lại, nói chuyện và vui vẻ nghịch ngợm “tung nhà” trong những năm sắp tới. Chính vì thế, khi mang thai, mẹ cần 3 phần protein mỗi ngày (tương đương khoảng 75 gram). Hầu hết các mẹ bầu không gặp khó khăn khi đạt được mục tiêu này, tuy nhiên nếu mẹ là người ăn chay thì cần để ý vào thực đơn hằng ngày nhiều hơn một chút. Theo dõi việc tăng cân Không đạt được tỷ lệ cân nặng hợp lý khi mang thai hoặc tăng quá chậm có thể gây ảnh hướng đến cả mẹ và bé. Tăng cân không đủ có thể làm tăng nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và một loạt các biến chứng thai kỳ khác. Vì vậy mẹ cần trao đổi với bác sĩ về việc nên tăng bao nhiêu cân là hợp lý hoặc cần có chế độ ăn như thế nào để không vượt quá cân nặng cho phép. Sử dụng chỉ nha khoa Nếu mẹ lo lắng sự an toàn của bé thì đừng quên chăm chỉ sử dụng chỉ nha khoa vì sức khỏe răng miệng có liên quan mật thiết đến thai nhi. Mẹ nên đánh răng ít nhất 2 lần một ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên để giảm nguy cơ bị viêm nướu? Viêm nướu không được điều trị có thể tiến triển thành viêm nha chu - nhiễm trùng răng nghiêm trọng hơn và có liên quan đến sinh non, thậm chí tăng nguy cơ tiền sản giật. Tìm hiểu về sinh non Mặc dù sinh non là trường hợp hiếm gặp nhưng mẹ cũng cần chuẩn bị kiến thức phòng trường hợp xảy ra. Tại Mỹ có hơn 12% trẻ sơ sinh sinh non trước 37 tuần. Khoảng 1/4 các ca sinh là cho bác sĩ quyết định gây chuyển dạ sớm do mẹ bị tiền sản giật nặng hoặc em bé đã ngừng phát triển. Phần còn lại là sinh non tự phát khi mẹ chuyển dạ, vỡ ối, cổ tử cung giãn mà không có cơn co thắt trước tuần thứ 37 của thai kì. Sinh non có thể dẫn đến một số nguy cơ như nhiễm trùng đường sinh dục, các vấn đề về nhau thai hoặc suy cổ tử cung vì vậy quan trọng là mẹ cần tìm hiểu các dấu hiệu chuyển dạ sớm và cách xử lý. Dấu hiệu của sinh non Mẹ cần gặp bác sĩ ngay lập tức nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây trước 37 tuần: - Tăng tiết dịch âm đạo - Chảy máu âm đạo - Đau bụng, chuột rút giống như kinh nguyệt hoặc hơn bốn cơn co thắt trong một giờ (kể cả không đau) - Sự gia tăng áp lực ở vùng xương chậu (cảm giác em bé của bạn đang đẩy xuống) - Đau thắt lưng, đặc biệt là nếu trước đây bạn không bị đau lưng Những triệu chứng này có thể gây nhầm lẫn với các vấn đề như áp lực vùng chậu hoặc đau thắt lưng, hoặc đơn giản chỉ là những cơn co thắt Braxton Hicks vô hại. Nhưng vẫn luôn cần đề phòng, an toàn vẫn là trên hết phải không mẹ? Mẹ đọc thêm bài viết về sinh non của bác sĩ Trần Trung Đạo tại đây nhé: Thai sinh non tháng Cố lên nhé mẹ bầu ơi, mẹ nhớ đón đọc bài sự phát triển thai nhi tuần 25 nhé!