Mẹ nào cũng muốn bé con khỏe mạnh, thông minh nhanh nhẹn lên mỗi ngày. Vậy thì mẹ đừng bỏ qua nửa năm đầu tiên nhé, đây là giai đoạn bé phát triển thể chất và trí não với tốc độ không tưởng. Mami hãy giúp con kích thích não bộ, khuyến khích các kỹ năng mới và khám phá thế giới bằng những hoạt động hàng ngày vô cùng đơn giản sau đây nhé. 1. Luyện nghe Công cụ: giọng nói Hoạt động: Mẹ hãy nói và hát với con thường xuyên, sử dụng thật nhiều tông giọng, ngữ điệu, diễn cảm. Hãy quan sát nét mặt bé, xem bé phản ứng thế nào với các cao độ, âm điệu, tốc độ khác nhau nhé. Bé học được: phát triển ngôn ngũ 2. Theo dõi Công cụ: đồ chơi nhỏ, mềm, nhiều màu sắc như thú bông hay bóng mềm. Hoạt động: Để bé nằm ngửa, giơ đồ chơi ra trước mặt bé, lôi kéo sự chú ý của bé bằng cách lúc lắc món đồ hoặc dùng nó chạm vào bé. Di chuyển đồ chơi sang hai bên, lên xuống, vòng quanh... và khuyến khích bé nhìn theo. Bé học được: nhìn theo, phát triển thị giác 3. Khiêu vũ Công cụ: âm nhạc Hoạt động: Hãy bật những bản nhạc mẹ yêu thích, ôm con trong lòng và cùng con nhẹ nhàng chuyển động, đung đưa theo nhịp nhạc. Bé học được: nghe, cảm thụ âm nhạc, gắn kết với cha mẹ, phát triển EQ (chỉ số thông minh cảm xúc) 4. Ca hát Công cụ: giọng hát của mẹ Hoạt động: Hát cho con những bài hát có giai điệu trong sáng vui vẻ hoặc nhẹ nhàng êm dịu, đặc biệt là khi con đang không vui hay đang gắt ngủ. Bé học được: lắng nghe, điều tiết cảm xúc 5. Soi gương Công cụ: gương Hoạt động: cho con xem hình ảnh phản chiếu của bé, của bạn hoặc nhiều thứ khác trong gương và hỏi con "Đây là ai/ đây là gì thế?" Bé học được: nhìn, kỹ năng xã hội (social skill), phát triển cảm xúc 6. Tự ngồi dậy Hoạt động: Khi cổ và lưng bé đủ cứng cáp và điều khiển đầu tốt, bạn có thể bắt đầu bài thể dục sau: Đặt bé nằm ngửa, đặt tay bạn dưới bả vai bé rồi từ từ đỡ bé ngồi dậy. Dần dần khi các cơ của bé khỏe hơn nữa thì bạn chuyển sang nắm tay nhẹ nhàng kéo bé dậy. Cũng như người lớn, bé cần được vận động cơ bắp thường xuyên để khỏe và dẻo dai hơn. Dần dần khi bé giữ thăng bằng tốt, bé sẽ tự ngồi dậy rất nhanh mà không cần bạn giúp. Bé học được: kỹ năng vận động thô (gross motor skill), điều khiển đầu 7. Mát xa Công cụ: dầu hoặc kem massage, phòng ấm và yên tĩnh. Hoạt động: Khi bé đang yên tĩnh và thư giãn, mẹ hãy cởi quần áo chỉ để bé mặc bỉm rồi đặt bé nằm sấp gối lên một chiếc khăn mềm, Hãy massage nhẹ nhàng phần cổ, lưng, cánh tay, chân và bụng cho bé. Những động chạm nhẹ nhàng thường xuyên góp phần rất lớn thúc đẩy bé phát triển. Bé học được: nhận thức về cơ thể mình, kết nối với cha mẹ. 8. Bắt chước Hoạt động: Hãy bắt đầu bằng một việc bạn đã từng thấy bé làm được, ví dụ như đấm tay xuống bàn, khép và mở bàn tay, vỗ tay, vẫy tay... Lặp đi lặp lại hành động đó và xem bé bắt chước theo như thế nào. Dần dần có thể làm chuỗi 2 3 động tác để bé theo dõi. Tăng độ khó của "bài tập" lên bằng những động tác mới và phức tạp hơn. Hãy quan sát phản ứng của bé. Nếu bé tỏ ra chán nản vì không làm được thì hãy điều chỉnh nhé. Chơi là phải vui mà. Bé học được: bắt chước, giao tiếp, trí nhớ 9. "Đi máy bay" Hoạt động: Giữ chắc bé trên chân bạn và nâng lên hạ xuống chân để cho bé "đi máy bay". Hầu như bé nào cũng không thể nhịn reo ầm lên hoặc cười khúc khích khi được chơi trò này. Bé học được: chuyển động cơ thể, kích thích thị giác và cảm xúc. 10. Đá chân Công cụ: Giấy ăn hoặc khăn mỏng Hoạt động: Đặt bé nằm ngửa và giơ mấy tờ giấy hoặc khăn treo đúng tầm chân để bé đạp những thứ này. Trò chơi chỉ đơn giản thế thôi cũng có thể khiến bé say sưa đấy mẹ ạ. Bé học được: Nhận thức về cơ thể mình, tác nhân và kết quả (bé sẽ phát hiện ra: "À mình đá chân thì cái khăn sẽ tung lên!", vận động phần cằm (hất cằm lên khi đá chân), tổng hợp giác quan.