Khi mang thai, khi lượng máu cung cấp cho da tăng lên khiến mẹ cảm thấy bị ngứa nhẹ là điều rất phổ biến. Ngoài ra khi em bé lớn dần lên, da bụng cưng cũng khiến mẹ cảm thấy bị ngứa. Điều này là rất bình thường và không đáng ngại, trừ khi trong trường hợp mẹ bị ngứa nặng thì có thể đây là dấu hiệu của một tình trạng gan tiềm ẩn được gọi là ứ mật trong thai kỳ (ICP) hay còn gọi ứ mật sản khoa (OC). Ứ mật sản khoa (obstetric cholestasis – OC) là tình trạng gan làm gián đoạn dòng chảy của mật trong cơ thể khi mang thai. Muối mật thường chảy từ gan đến đường tiêu hóa để hỗ trợ tiêu hóa. Với OC, dòng chảy của mật bị gián đoạn gây ra sự tích tụ mật trong cơ thể. Điều này có thể gây ngứa dữ dội khắp cơ thể, mặc dù đối với một số phụ nữ, ngứa xảy ra chủ yếu ở tay và chân. Ngứa như vậy có thể trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm nhưng thường không đi kèm với phát ban. Các triệu chứng khác có thể bao gồm nước tiểu sẫm màu, đi tiêu màu xám và vàng da (vàng da và tròng mắt). OC thường xảy ra trong khoảng thời gian tam cá nguyệt thứ ba, tuy nhiên tình trạng này sẽ giảm đi sau khi mẹ sinh em bé. Mặc dù OC ảnh hưởng đến ít hơn 1% phụ nữ mang thai, nhưng đây là một tình trạng nghiêm trọng cần được bác sĩ theo dõi, đặc biệt là nó làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ như sinh non và thai chết lưu. Ngoài ra mẹ cũng có thể bị bệnh sẩn ngứa khi mang thai khiến da như có vết sưng nhỏ, dễ bị nhầm lẫn với vết côn trùng cắn. Bệnh sẩn ngứa (Prurigo) có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ và có thể tiếp tục sau khi sinh. Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi trong chức năng miễn dịch trong thai kỳ. Tuy nhiên mẹ cũng không cần quá lo lắng vì nó không gây nguy hiểm cho em bé. Cách trị ngứa da tự nhiên khi mang thai Nếu mẹ bị ngứa nhẹ khi mang thai, mẹ có thể áp dụng 1 số cách thức tự nhiên để giảm ngứa: - Thường xuyên bôi kem dưỡng da không mùi hoặc kem dưỡng ẩm. - Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát - Nên chọn quần áo làm từ sợi tự nhiên, chẳng hạn như cotton, thoáng khí hơn vật liệu tổng hợp. - Nếu mẹ cảm thấy ngứa dữ dội thì phải đi khám bác sĩ ngay. Bác sĩ có thể thực hiện một bộ xét nghiệm chức năng gan (LFTs) để xác định xem mẹ có bị ứ mật sản khoa hay không. Nếu mẹ bầu bị chẩn đoán mắc bệnh OC, bác sĩ sẽ thường xuyên thực hiện xét nghiệm các chức năng gan trong suốt thời gian mang thai để theo dõi sức khỏe của cả mẹ và em bé. Mặc dù hiện tại không có cách chữa trị OC, chỉ có thể áp dụng một số cách để giảm ngứa như tắm nước ấm hoặc chườm đá lên vùng da bị ngứa. Ngoài ra vì OC có thể cản trở sự hấp thụ vitamin K, cần thiết cho quá trình đông máu thích hợp, bác sĩ cũng có thể khuyên mẹ bầu nên bổ sung vitamin K. Ngoài ra mẹ cũng có thể sử dụng sữa dưỡng calamine để điều trị ngứa ngoài ra. Tuy nhiên vì chưa có chứng minh đảm bảo sữa dưỡng này an toàn khi mang thai và cho con bú nên mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng! Sử dụng thuốc trị ngứa Trong trường hợp các cách trên không có tác dụng giảm ngứa thì mẹ bầu có thể cân nhắc dùng thuốc, bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc làm mềm da hoặc steroid kết hợp với thuốc kháng histamine đường uống. Tuy nhiên đối với OC, không nên sử dụng thuốc kháng histamine hoặc kem corticosteroid khi mang thai vì chúng có thể gây hại cho em. Tuy nhiên, các loại thuốc, chẳng hạn như Urso, có thể giúp giảm mật trong máu mẹ. Những loại thuốc này cũng làm giảm ngứa và giảm nguy cơ biến chứng cho thai nhi. Urso an toàn khi dùng trong thai kỳ, mặc dù cần sử dụng một cách thận trọng nếu mẹ đang cho con bú. Trong một số trường hợp bác sĩ cũng có thể muốn mẹ chuyển dạ sớm trong trường hợp mặc OC để ngăn ngừa các biến chứng như thai chết lưu. Điều quan trọng là mẹ cần phải gặp bác sĩ thường xuyên để theo dõi sức khỏe và điều trị kịp thời để đảm bảo mẹ khỏe và em bé được an toàn nhé!