1. NẤM 🍄🍄🍄 Mùi thơm lôi cuốn, vị ngọt giống thịt, dễ ăn lại giàu dinh dưỡng. Bởi vậy nấm là một lựa chọn tuyệt vời cho con trẻ. 🍄 Hầu hết trẻ đều bị thiếu vitamin D. Nấm lại là một nguồn bổ sung vitamin D tuyệt vời. 🍄 Nấm rất giàu vitamin B12, phốt pho và các chất dinh dưỡng cần thiết khác giúp trẻ tràn đầy năng lượng suốt cả ngày. 🍄 Nấm là một nguồn sắt tuyệt vời. Vì vậy, hãy tăng cường lượng sắt cho bé bằng cách ăn một khẩu phần nấm mỗi ngày. 🍄 Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ (American Society for Nutrition) nấm kích thích và điều hòa hệ miễn dịch. Nấm cũng thúc đẩy sự trưởng thành của các tế bào đuôi gai hoặc các tế bào của hệ miễn dịch từ tủy xương. Nó cũng tăng cường miễn dịch của cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn có hại. 🍄 Cùng với vitamin D, nấm cũng là một nguồn canxi phong phú. Hàm lượng canxi cao trong nấm sẽ giúp con bạn phát triển mạnh mẽ. Canxi cũng kích thích sự hấp thụ sắt. 🍄 Chất Selenium trong nấm giúp giữ hệ bài tiết của bé luôn khỏe mạnh. Tuy nấm nằm trong danh sách thực phẩm an toàn nhưng mẹ vẫn cần cẩn thận khi cho bé ăn nấm lần đầu tiên. Một số bé có cơ địa đặc biệt vẫn có thể bị dị ứng với nấm. Do vậy, mẹ nên bắt đầu cho bé ăn nấm với hàm lượng nhỏ, ít một, khi thấy ổn mới tăng dần lên. Những loại nấm phổ biến hiện nay là: nấm kim châm, nấm rơm, nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm đông cô, nấm mèo (mộc nhĩ). Nấm dễ bị hư thối, nếu bảo quản không đúng cách để ở môi trường ẩm ướt thì có thể sinh sôi vi khuẩn, nấm mốc. Vì vậy mẹ nên ưu tiên sử dụng nấm càng tươi càng tốt. 🍄 Bảo quản nấm chưa rửa trong túi giấy và để vào tủ lạnh. Nếu bạn mua nấm được đóng gói trong bao bì bằng nhựa thì chuyển chúng ra túi giấy hoặc che phủ khay đựng bằng khăn giấy. 🍄 Đừng ngâm nấm trong nước. Chúng rất xốp và hút nước nhanh chóng. Hấp thụ quá nhiều nước sẽ làm thay đổi hương vị và kết cấu của nấm. 🍄 Khi rửa nấm nên rửa nhanh dưới nước và lau lại bằng khăn ẩm để chắc chắn sạch sẽ. 🍄Tránh ăn nấm sống, ngay cả khi làm salad. 🍄 Khi chế biến các món ăn từ nấm, không nên dùng quá nhiều loại lẫn lộn mà chỉ dùng một loại nấm duy nhất. 🍄 Nếu là nấm khô, hãy đun nấm nhỏ lửa trong nước sôi hoặc nước canh/nước dùng khoảng 15 đến 20 phút. Sau đó, nấm có thể sẵn sàng để chế biến. 🌼 Vài món ăn từ nấm Có thể bắt đầu cho con ăn nấm khi bé được 10-12 tháng tuổi trở đi. 🌾CHÁO GÀ NẤM HƯƠNG/NẤM RƠM: Gạo ngâm qua đêm, vo sạch rồi đem nấu thành cháo. Nấm hương hoặc nấm rơm đem rửa sạch. Nếu là nấm hương còn thêm công đoạn ngâm trong nước cho mềm. Sau đó vớt nấm ra để ráo và thái nhỏ. Thịt gà và nấm xắt thật nhỏ rồi xào chung với hành và gia vị, nêm một chút muối cho vừa miệng. Cho hỗn hợp gà xào nấm hương vào cháo đã ninh nhừ rồi đun sôi trở lại. Thêm 1 thìa dầu ăn, trộn đều trên bếp là hoàn thành. 🌾SÚP GÀ NGÔ NẤM: Nấm hương, ngâm nở mềm, rồi thái nhỏ hoặc băm sơ. Thịt gà thái nhỏ rồi băm sơ, cho vào nước dùng xay nhuyễn, đun sôi trên bếp thì cho ngô ngọt hạt non đã bỏ lõi vào (bạn nên thái ngô làm 2 – 3 phần cho nhỏ để bé vẫn cảm nhận được ngô và dễ ăn). Sau đó cho tiếp nấm hương vào, đun sôi lại rồi cho chút gia vị vào. Quấy đều bột sắn với chút nước rồi cho vào nồi. Cuối cùng cho thêm lòng đỏ trứng đã đánh nhuyễn với 1 chút nước vào, khi thấy sôi trở lại thì bắc xuống. 🌾NẤM HƯƠNG VIÊN THỊT BĂM: Thịt gà (hoặc thịt lợn nạc) xay nhuyễn, ướp dầu ăn cho mềm. Nấm hương tươi rửa sạch, đun chín kỹ. Xay nhuyễn nấm hương bằng máy xay hoặc băm nhuyễn. Trộn thịt với nấm hương, viên thành từng viên nhỏ. Thả vào nước luộc nấm lúc nãy, đun thêm cùng cà chua khi sôi thì cho nhỏ lửa, đun liu riu cho đến khi chín. Có thể cho bé ăn cùng cơm, phở, miến, nui, mỳ... 🌾CƠM RANG NẤM THỊT BÒ: Trần qua nấm rơm. Thịt bò cắt hạt lựu, ướp gia vị cho mềm. Nấm, cà rốt thái hạt lựu. Xào thịt bò, bỏ riêng. Rang cơm cùng cà rốt, nấm cho săn hạt cơm thì trút thịt bò vào. 2. KHOAI TÂY🥔 Mùi vị dễ ăn lại dễ chế biến hay kết hợp, khoai tây là một trong những loại rau củ phổ biến nhất mà chúng ta đều có thể tìm thấy ở bất kì nơi nào trên thế giới. 🌷 Theo Hiệp Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ: Cho bé ăn khoai tây với lượng vừa phải sẽ đem lại nhiều lợi ích về tiêu hóa lẫn tăng cường miễn dịch. 🌷Hàm lượng KALI trong khoai tây rất cao, chất này có tác dụng điều hòa huyết áp, tốt cho tim mạch và khi trẻ trưởng thành. Bên cạnh đó, Kali còn có khả năng giảm nguy cơ loãng xương. Nhu cầu của trẻ từ 1 đến 3 tuổi là 3.000 mg kali/ngày, trẻ 4 đến 8 tuổi là 3.800 mg/ngày. Khoai tây là 1 trong 10 thực phẩm giàu kali nhất, nhiều hơn cả bông cải xanh, chuối và cà chua... 100g khoai tây trung bình cung cấp khoảng 379mg kali. 🌷 Thêm vào đó, hàm lượng VITAMIN C của khoai tây cũng khá cao. Vitamin C thường được xem là hữu hiệu trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. 100gr khoai tây chứa đến 13gram vitamin C trong khi trẻ từ 1-3 tuổi chỉ cần khoảng 15 gram vitamin C mỗi ngày, trẻ 4-8 là 25mg. Như vậy chỉ với 100g khoai tây bé đã có nạp đủ đến một nửa lượng vitamin C mình cần mỗi ngày. 🌷 ĐỒNG là một vi chất rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, giúp bảo vệ cơ tim và tăng cường khả năng miễn dịch. Nó còn tham gia vào việc tạo xương, răng, giúp trẻ có một hệ xương vững chắc và khỏe mạnh. Trong khoai tây chứa hàm lượng đồng rất cao (100g khoai tây cung cấp đến 230g đồng). 🌷MAGIE là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ. Trong khoai tây chứa hàm lượng magie khá cao, chiếm 32g trong 100g khoai tây. 🌷Mẹ nên chọn khoai tây có vỏ màu nâu nhạt. So với loại khoai tây vỏ trắng, loại khoai này mịn và bở hơn khi được hấp chín và dầm nhuyễn. Cách bảo quản khoai tốt nhất là để khoai ở nơi khô, mát, tránh ánh nắng mặt trời. Tránh dự trữ khoai tây trong ngăn đá. Cũng không nên để khoai ở khu vực ẩm ướt vì như thế, nó sẽ dễ mọc mầm. 🌼Vài món ăn từ khoai tây 🥗 Súp khoai tây sữa Khoai tây đem gọt vỏ, rửa sạch và hấp/luộc chín. Pha sữa bột theo đúng tỷ lệ và cho khoai vào, sau đó bắc bếp đun với lửa nhỏ cho nhừ thêm. Tắt bếp, đổ khoai và sữa vào máy xay xay nhuyễn rồi cho bé thưởng thức. Đây là món súp khoai tây cho bé ăn dặm mà mẹ không thể bỏ qua trong những ngày đầu trong hành trình ăn dặm. 🥗 Súp khoai tây phô mai Khoai tây, cà rốt đem gọt vỏ, thái miếng, hấp chín và tán nhuyễn. Thịt lợn, rửa sạch, thái nhỏ, xay nhuyễn cùng với chút nước. Đổ thịt lợn ra đun sôi, rồi cho khoai tây, cà rốt vào nấu cùng. Khi súp chín, tắt bếp, cho thêm phô mai vào trộn đều là đã có món súp khoai tây cho bé thưởng thức. 🥗 Bánh khoai tây que Khoai tây gọt vỏ hấp chín, tán nhuyễn hoặc xay rồi cho bơ đã tan chảy, cà rốt, bột năng, trứng gà, ngò cắt nhỏ. Trộn đều hỗn hợp này lại với nhau và tạo hình thành những que dài. Làm nóng chảo dầu rồi dùng dao cho từng que vào chiên vàng giòn đều. 3. KHOAI LANG Khi nhắc đến thực phẩm giàu dinh dưỡng hẳn ai cũng nghĩ đến: cá hồi, hạt óc chó, hạt chia... Nhưng mẹ có biết khoai lang cũng là một loại siêu thực phẩm giàu dinh dưỡng không thua kém gì cá hồi hay hạt óc chó hay không? Với vị ngọt tự nhiên rất dễ chịu cho trẻ, đây là một loại thực phẩm tuyệt vời cho con ăn dặm. 🌻 Khoai lang có hàm lượng vitamin A rất cao, ngang ngửa với thịt bò và cà rốt. 🌻 Rất ít chất béo và cholesterol. Vậy nên khi ăn kiêng người ta hay dùng khoai lang đó. 🌻 Ngoài vitamin A, khoai lang còn chứa nhiều loại vitamin khác, như C, E, K, B1, B6, B9... 🌻 Chứa nhiều loại kháng chất thiết yếu như magie, sắt, phốt pho, sodium, potassdium, kẽm, canxi.. 🌻 Đặc biệt, khoai lang rất tốt cho hệ tiêu hóa. Mặc dù giàu dưỡng chất nhưng mẹ cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều khoai lang, sẽ dẫn đến tình trạng thừa vitamin A. Khoai lang có nhiều loại, trong đó khoai lang mật và khoai lang tím là những loại có vị ngọt tự nhiên. Bảo quản khoai lang ở nơi khô ráo, tháng mát, tránh ẩm ướt. 🌼 Vài món với khoai lang Mẹ có thể hấp, luộc, nướng hay quay lò vi sóng cho bé. ☘ Khoai lang nghiền Khoai lang hấp chín, nghiền nhuyễn. Trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Hoặc mẹ có thể nghiền cùng táo, chuối hay cà rốt. ☘ Pancake khoai lang kiểu mẹ Trộn 120g khoai lang đã hấp với 1 quả trứng + 80g bột mì + 1 thìa cafe bơ + 60ml sữa. Quết bơ vào chảo. Chiên vàng hai mặt. ☘Mẹ có thể cắt khoai lang thành lát mỏng, đem chiên hoặc quay lò vi sóng. Có thể lắc phomai cho bé trên 1 tuổi. ☘ Bánh khoai lang phô mai Đây là món bánh siêu dễ luôn. Ko cầu kì. Ko cần máy chẳng cần lò. Cần mỗi tay mẹ và cái chảo. 😊😊😊 Hấp khoai. Rây mịn. Trộn với đường dừa. Sữa mẹ. Bột mì. Cho phô mai ở giữa và tạo hình xong áp chảo. Các mẹ làm thử cho các bé nhé. Đơn giản nhưng mà rất ngon. Không lo bón. 😄😄😄 Đây là vài loại siêu thực phẩm mà mình muốn giới thiệu với các mẹ trong quá trình tìm tòi cho bé Hạ ăn dặm. Hẹn gặp các mẹ trong bài viết sau nhé ^^~~ Thông tin trong bài mình có tham khảo trên internet :)))))