Thông thường, phôi thai từ tuần thứ 6 -7 là đã có tim, trường hợp tim thai ngừng đập cũng có thể xảy ra ngay cả trong tuần thứ 10 của thai nhi. Tỷ lệ tim thai ngừng đập chiếm 80% trong 3 tháng đầu, chiếm 10% trong tổng số thai kỳ. Tim thai ngừng đập là dấu hiệu của sảy thai, thai nhi không còn sự sống và lưu lại trong tử cung có nghĩa là sẩy thai thầm lặng, hoặc thai "chết lưu". Do đó, nếu không được phát hiện để lấy ra sớm sẽ dẫn đến những biến chứng cho người mẹ như nhiễm trùng, rối loạn đông máu... Dấu hiệu nhận biết tim thai ngừng đập 1. Không thấy tim thai Không nghe được tim thai, hoặc tim thai bất thường lúc siêu âm. Nhiều trường hợp bác sĩ khó nghe được tim thai lúc đó là do vị trí của thai nhi, nhưng trường hợp này kéo dài thì đó có thể là dấu hiệu của việc sảy thai. 2. Thai nhi không chuyển động Thấy thai nhi chuyển động ít đi, từ tuần thứ 18-20 của thai kỳ các mẹ sẽ thấy những chuyển động của con rõ hơn. Do vậy, nếu trong khoảng 8-10 giờ mà các mẹ không thấy sự chuyển động nào của con thì nên đi khám để tìm ra nguyên nhân. 3. Triệu chứng nghén biến mất Thấy sự biến mất của các triệu chứng nghén như buồn nôn, đau ngực, mệt mỏi, dù không hề thấy chảy máu âm đạo. Nguyên nhân tim thai ngừng đập Tim thai ngừng đập được các chuyên gia tìm ra bởi một số nguyên nhân như: 1. Nhiễm sắc thể bất thường Nhiễm sắc thể thừa hay thiếu khiến thai nhi không thể phát triển bình thường khiến sẩy thai sớm. 2. Rối loạn máu Rối loại đông máu, rối loại này sẽ làm cho máu nằm ở nhau hoặc rốn gần thai nhi, nó sẽ cản trở lượng máu tới thai nhi, thai nhi thiếu oxy sẽ ngừng hoạt động. 3.Thiếu progesterone Thiếu progesterone sẽ làm cản trở sự tăng trưởng của thai nhi, gây ra thiếu máu sẽ làm cho tim thai ngừng đập. 4. Do dây rốn Xoắn dây rốn sảy ra sẽ tạo ra lực chèn ép dây rốn sẽ gây ra tình trạng thiếu ôxy và dưỡng chất cho thai nhi. 5. Do nhiễm khuẩn Trong thời mang thai thai phụ bị nhiễm khuẩn do nhiều loại vi sinh vật phối hợp dẫn gây mầm bệnh gây nhiễm trùng màng ối, ảnh hưởng đến quá trình làm tổ, bám dính vào thành tử cung của thai nhi. Ngoài ra, nhiễm khuẩn của người mẹ là nguyên nhân dẫn đến biến chứng cho thai nhi, nguy hiểm nhất là sảy thai. 6. Thói quen sinh hoạt xấu Thói quen xấu của người mẹ như hút thuốc, uống rượu, sử dụng thuốc bừa bãi hoặc một số lý do khác cũng là nguyên nhân khiến tim thai ngừng đập. Làm gì khi tim thai ngừng đập? Sau khi đã kiểm tra xác nhận thai đã "chết", với thai nhi dưới 8 tuần thì có thể tiêu biến không cần nhờ vào tác động bên ngoài, nhưng với trên 8 tuần trở lên bác sĩ sẽ cho thai phụ dùng các biện pháp khác nhau, một số phương pháp phổ biến như: - Dùng thuốc, hoặc thủ thuật kích thích gây chuyển dạ. - Dùng phương pháp D&C hay còn gọi là nong cổ tử cung và hút để lấy đi tế bào bên trong tử cung, loại bỏ các tế bào viêm nội mạc tử cung. - Trường hợp đặc biệt như thai nhi lớn, vị trí thai nhi không thích hợp hoặc thai trước đây từng dùng mổ thì có thể lựa chọn phương pháp mổ lấy thai. Trên đây là những tin thông tham khảo giúp bạn hiểu về tim thai ngừng đập dẫn đến sẩy thai. Mặt khác, cần đi khám thai theo định kỳ, hoặc thấy biểu hiện khác thường hãy đi khám kịp thời để đảm bảo cho sức khỏe thai nhi. Người mắc bệnh như đái đường, béo phì, tăng huyết áp, suy thận sẽ có nguy cơ khiến tim thai ngừng đập, cần phải tuân thủ theo điều trị của bác sĩ để kiểm soát tốt sức khỏe trước khi muốn có bầu. Việc tim thai ngừng đập dẫn đến sảy thai là điều khó tránh khỏi, khiến phụ nữ dễ bị trầm cảm sau đó, cảm thấy dằn vặt, đau đớn và tội lỗi vì đã làm mất con, khó chấp nhận sự thật đã xảy ra. Tuy nhiên, một số lý do gây ra mất thai không phải từ bạn mà ra, hoặc rất khó tránh khỏi. Do vậy, nên phương pháp nghỉ ngơi và cân bằng cảm xúc, hy vọng vào tương lai có thể mang thai lại, nghỉ ngơi hợp lý để hồi phục thể lực tránh dẫn đến trầm cảm.