Khác biệt với tốc độ phát triển của thai kỳ đầu, lúc này tuần thứ 27 chiều dài và cân nặng thực tế của em bé có thể thay đổi đáng kể, bé của bạn có kích thước của một cây súp lơ. Bé của bạn bây giờ nặng gần 875g, dài khoảng 36cm tính từ đầu đến gót chân. Và đây là sẽ một tuần thú vị cho bé từ khi bé bắt đầu mở mắt. Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 27 Thính giác phát triển Bé của bạn có thể nghe thấy bạn, tuy nhiên chưa được rõ ràng do tai vẫn được bao bọc bởi lớp màng bảo vệ. Thính giác của bé đang phát triển do các dây thần kinh đến tai trưởng thành, đây cũng là thời điểm tốt để bạn đọc hay hát cho bé nghe đó! Vị giác phát triển Lúc này vị giác của bé phát triển, bé có thể cảm nhận được sự khác biệt trong nước ối, thậm chí nhiều bé còn phản ứng với vị cay đó khác biệt đó bằng tiếng nấc khi bạn ăn cay. Có vẻ như bé của bạn không thích vị đó? Không đâu, chỉ là bé đang cần làm quen dần với cảm giác mới, bạn nên thay khẩu vị bữa ăn của bạn trong mỗi bữa ăn khác nhau. Cử động của bé Bé của bạn đang hình thành cơ bắp, do đó bạn sẽ cảm nhận được những cú đá, lăn và đấm động đậy của bé. Trong giai đoạn này bé ngủ và thức sẽ đều đặn hơn, điều này bạn có thể cảm nhận thấy qua những cử động của bé. Nếu bạn thấy được những cử động bất thường trong bụng thì đó có thể là khi bé nấc, khi phổi bé phát triển thì bé sẽ nấc nhiều hơn, bé tập thở bằng cách hít vào và thở ra nước ối. Khi áp tai vào bụng bạn có thể nghe thấy nhịp tim của bé đập. Cơ thể trong tuần thai kỳ tuần thứ 27 Vòng bụng Khi thai nhi 27 tuần tuổi, bạn bắt đầu cảm thấy sự thay đổi rõ ràng của vòng bụng của mình, nó nhô dần về phía trước rõ hơn. Nếu như tuần trước bụng của bạn to như quả bóng đá, thì tuần này sẽ to như quả bóng rổ. Phù tứ chi Trong giai đoạn này có đến 3/4 phụ nữ bị sưng phù nhẹ tứ chi, đặt biệt là bàn chân, mắt cá chân và bàn tay. Biểu hiện phù là do chất lỏng tích tụ trong các mô của cơ thể, nhầm tăng áp lực tử cung đưa máu lên tĩnh mạch chủ. Hơn nữa, tĩnh mạch lớn bên phải cơ thể đưa máu từ chi chân lên tim là lý do bạn bị phù. Việc bị phù chỉ là tạm thời, tránh để sưng nhiều bạn nên tránh ngồi hoặc đứng lâu, thỉnh thoảng ngồi hoặc ngủ có thể gác chân lên cao 1 chút, hãy tập những động tác thể dục phù hợp cho bà bầu như đi bộ hoặc bơi. Cần chắc chắn rằng bạn cần uống đủ nước cho bé của bạn, việc phù này chỉ là tạm thời và bạn sẽ trở lại bình thường khi sinh. Rốn lồi Có vẻ bạn thấy cái rốn của mình không mấy thẩm mỹ, rốn lồi ra như cái nút? Thế nhưng bạn yên tâm, vì đây là việc hết sức tự nhiên. Sau khi sinh rốn của bạn sẽ lõm vào bên trong như cũ, tuy nhiên nó rộng ra một chút xíu. Triệu chứng mang thai tuần thứ 27 Ngất xỉu hoặc chóng mặt Đó là triệu chứng phổ biến khi mang thai, cần đề cập với bác sĩ về việc ngất của bạn. Bạn có thể hạn chế cơn xỉu chóng mặt là nằm xuống và gác chân lên ngay sau khi bạn cảm thấy cái đầu của mình đã nhẹ hơn. Nứu chảy máu Do hóc môn của thai kỳ khiến nứu của bạn có thể bi sưng, viêm và chảy máu. Cho dù chảy máu nứu rất phổ biến trong thai kỳ, tuy nhiên bạn cũng không nên xem nhẹ, cần vệ sinh răng miệng để tránh gặp vấn đề về răng miệng hoặc sâu răng. Chân tay ngứa ngáy bồn chồn Bạn sẽ cảm thấy đôi chân của bạn ngứa ngáy bồn chồn, đặc biệt là ban đêm khi ngủ. Đây là khả năng do bạn bị thiếu máu, thiếu sắt hoặc nhạy cảm với một số thực phẩm. Bạn hãy đề cập với bác sĩ để được tư vấn thêm, ngoài ra có thể tập các bài tậ thư giãn như yoga. Nghẹn mũi Do nồng độ hormone estrogen và progesterone thai kỳ cao sẽ làm tăng lưu lượng máu đến tất cả các màng nhầy của cơ thể bạn - bao gồm cả mũi, ngoài ra nso còn khiến bạn bị di ứng. Đau dây chằng Khi tử cung của bạn mở rộng sẽ khiến bạn bị đau dây chằng, bị chuột rút hoặc cảm giác cái gì sắc nhọn ở một hoặc cả hai bên bụng dưới. Ngoài ra bạn còn thấy đau bụng dưới do tăng lượng máu để nuôi bé và sự tích tụ của niêm mạc tử cung. Lời khuyên cho bạn khi mang thai tuần thứ 27 Theo dõi nhịp tim Thường khi vận động nhiều nhịp tim của bạn mới dâng cao, vì bạn đang vận động cho cả 2 người, cần lưu ý theo dõi đo nhịp tim khi đặc biệt là khi bạn tập thể dục. Giảm nhiệt Uống nước điều độ, ăn nhiều rau xanh và trái cây sẽ giúp cơ thể bạn hạ nhiệt tốt hơn, tránh ăn quá nhiề các loại thực phẩm như nhiều chất béo hoặc nhiều đồ ngọt. Nhu cầu ăn uống với thực phẩm khác nhau của bạn là rất cần thiết, nhưng bạn có thể điều chỉnh một chút khi thấy biểu hiện cơ thể quá nóng vì tăng nhiệt. Chống phù - Tránh đứng ngồi một chỗ quá lâu, nếu phải đứng quá lâu hãy ngồi xuống nghỉ ngơi một lúc, tránh ngồi vắt chân bắt chéo. - Ngủ nghiêng sang tư thế bên trái để giảm áp lực lên tĩnh mạch dẫn máu, gác chân cao khi ngủ. - Tránh đi giày cao gót hoặc giày dép không thoải mái Bổ sung ăn cá hồi Cá hồi cung cấp tốt nhất của DHA - chất béo giúp tăng cường trí não và tâm trạng điều đó tốt cho trẻ sơ sinh và mẹ, thế nhưng phải chắc chắn rằng bạn cũng không ăn nhiều.