Khám thai tại sao phải xét nghiệm đường huyết (xét nghiệm glucose)? Đây chính là bước đầu tiên để xét nghiệm xem mẹ bầu có bị tiểu đường thai kì hay không. Nếu như bị tiểu đường thai kì sẽ có ảnh hưởng lớn đế mẹ và bé, chính vì thế các mẹ cần phải nắm rõ các kiến thức sau đây nhé! Bệnh tiểu đường thai kì Bệnh tiểu đường thai kì có nghĩa là mẹ bầu không có tiền sử bệnh tiểu đường trước khi mang thai, nhưng có hiện tượng tỉ lệ đường trong máu tăng khi mang thai và tỷ lệ mắc bệnh rơi vào khoảng 1% đến 3%. Nguyên nhân chính gây tăng đường huyết là khả năng dung nạp của cơ thể người mẹ đối với các carbohydrate không tốt, làm cho lượng đường trong máu cao. Thông thường bệnh sẽ chấm dứt sau khi sinh, nhưng phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao hơn trong tương lai. Chính vì thế, sau khi sinh vẫn cần kiểu tra đường huyết định kì. Bạn có thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kì không? Đầu tiên các mẹ cần kiểm tra xem mình có các triệu chứng như béo phì, cao huyết áp, dư thừa cholesterol huyết, người thân bị tiểu đường, có tiền sử thai nghi bị phì đại (macro-somia) , có tiền sử bệnh tiểu đường thai kỳ, bị bệnh buồng trứng đa nang, sinh non, thai chết lưu...Những đấu hiệu này thuộc nhóm nguy cơ cao của bệnh tiểu đường thai kỳ. Các bà mẹ lớn tuổi cũng nên đặc biệt chú ý và nhớ đi kiểm tra định kì nhé! Tiểu đường thai kì xảy ra ở 2 đến 5% phụ nữ mang thai Kiểm tra tiểu đường thai kì: Uống dung dịch đường glucose Hiện tại có hai hình thức kiểm tra tiểu đường thai kì, các mẹ nhớ hỏi bác sĩ trước khi kiểm tra nhé! [Phương thức kiểm tra cũ] Thời gian: Mang thai tuần 24-28 Quy trình: tới bệnh viện và uống 50g dung dịch đường glucose (không cần bụng trống) Sau khi uống đường glucose thì ngồi đợi một tiếng để thử máu. Nếu mức đường huyết vượt quá 140 mg/dl, chứng tỏ có phản ứng dương tính thì cần phải bố trí thêm các xét nghiệm dung nạp đường glucose. Bước kiểm tra tiếp theo 1. Mẹ bầu cần để bụng rỗng (không ăn hoặc uống) trong 8 giờ. 2. Uống 100 gam nước đường glucose để xác định xem họ có bị tiểu đường thai kỳ hay không. 3. Trước khi uống 100 gram nước đường glucose cần phải tiến hành thử máu, sau khi uống 3 tiếng lại tiếp tục thử máu một lần nữa. Nếu có từ hai mức đường huyết trở lên trong bốn giá trị đường huyết vượt quá tiêu chuẩn, bạn có thể chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ. [Phương thức kiểm tra mới] Thời gian: Mang thai tuần 24-28 Phương pháp xét nghiệm: Xét nghiệm dung nạp 75gam glucose đường uống. Chú ý khi xét nghiệm: Không được ăn hoặc uống trong vòng ít nhất 8 tiếng. Quy trình xét nghiệm: 1. Thử máu lần đầu tiên 2. Uống 75 gam glucose: 75 gam bột glucose hòa tan trong 300ml nước, uống hết trong 5 phút, sau khi uống nước đường không thể ăn bất kỳ đồ uống hoặc thực phẩm nào, có thể uống 1 chút nước lọc. 1. Thử máu lần 2 (sau khi uống 75gam glucose 1 tiếng) 2. Thử máu lần 3 (sau khi uống 75gam glucose 2 tiếng) 3. Hoàn tất xét nghiệm Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu để kiểm tra đường huyết vào lúc bụng mẹ trống rỗng Tiểu đường thai kì có ảnh hưởng gì? Ảnh hưởng tới thai nhi: Thai nhi bị thừa cân Giảm đường huyết Bị bệnh về hô hấp Bất thường bẩm sinh Canxi và Magie trong máu thấp Vàng da, đa hồng cầu Thai chết lưu hoặc chết sau sinh Ảnh hưởng đến mẹ bầu: Sảy thai Cao huyết áp Sinh non Nhiễm trùng Bệnh tiểu đường cấp 2 Điều trị tiểu đường thai kì như thế nào? Nguyên nhân chính của phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ là nội tiết tố insulin không đủ, vì vậy bệnh nhân nạp insulin hoặc kiểm soát chế độ ăn uống của họ theo hướng dẫn của bác sĩ. Một người mẹ đã chia sẻ với Mamibuy chế độ ăn uống của mình để kiểm soát lượng đường trong máu: [Thực phẩm chính] Ăn gạo lức thay vì gạo trắng : gạo lức không dễ tiêu hóa như gạo trắng, vì vậy thời gian tiêu hóa càng lâu, sự gia tăng lượng đường trong máu càng chậm, Chính vì thế người bị bệnh tiểu đường thai kỳ nên ăn gạo lứt hoặc thỉnh thoảng thay cơm bằng hạt diêm mạch. [Hoa quả] Chọn lựa các loại quả có lượng đường thấp, ít ngọt và giàu chất xơ như: cam, táo, anh đào, bưởi...Tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều. [Đồ điểm tâm] Chọn các loại lúa mì nguyên chất như bánh mì lúa mạch thay cho bánh mì trắng, chọn ăn bánh quy yến mạch và các loại hạt. [Giải khát] Chủ yếu nên chọn sữa ít béo và sữa chua không đường, cũng không nên uống quá nhiều, nước trái cây hay nước ngọt tuyệt đối không được uống nhé! Cuối cùng, các mẹ cần nhớ 3 điều quan trọng sau đây để kiểm soát đường huyết trong cuộc sống hằng ngày: 1. Tránh ăn đồ nhiều tinh bột (bánh ngọt, cơm trắng) 2. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ 3. Chọn thức ăn có hàm lượng carbohydrate thấp.