Khi có con, việc bổ sung chất dinh dưỡng là vô cần cần thiết, đem đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Ngoài những loại vitamin khác được nhắc đến, thì lutein cũng là một trong những vitamin cần thiết và phổ biến trong thực phẩm. Lutein là chất gì? Lutein (lu-tê-in) được gọi là loại vitamin carotene (ca-rô-ten), thuộc nhóm beta-carotene và vitamin A. Lutein có trong những thực phẩm như súp lơ xanh, rau chân vịt, cải xoăn, ngô, ớt chuông, quả kiwi, nho, nước cam, bí xanh, và bí ngô. Khi kết hợp dùng với bữa ăn nhiều chất béo sẽ đẩy mạnh việc hấp thụ tốt nhất lutein tốt hơn. Lutein được đánh giá là loại vitamin dành cho mắt, do đó người ta sử dụng nó để ngăn ngừa các bệnh về mắt như chống thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và viêm sắc tố võng mạc. Ngoài ra, lutein có khả năng ngăn ngừa ung thư ruột kết, ung thư vú, tiểu đường loại và bệnh tim. Bảng thống kê mức độ chứa lutein và zeaxanthin trong thực phẩm (nguồn ảnh : internet) Lutein hoạt động như thế nào Lutein là một trong hai loại ca-rô-tin có tác dụng hoạt động chống oxy hóa trong cơ thể, phần lớn lutein tập chung hoạt động ở điểm vàng và võng mạc của mắt. Nó được coi như một bộ lọc ánh sáng, bảo vệ các mô mắt khỏi tác hại của ánh sáng mặt trời, chống thoái hóa điểm vàng ở mắt do tuổi tác. Các nghiên cứu về dân số cho thấy rằng, những người tiêu thụ lượng lutein cao hơn trong chế độ ăn uống của họ sẽ giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, giảm nguy cơ phát triển đục thủy tinh thể. Ngoài ra, nghiên cứu ban đầu cho thấy dùng lutein ba lần mỗi tuần trong tối đa 2 năm có thể cải thiện thị lực ở người cao tuổi bị đục thủy tinh thể. Bổ sung lutein như thế nào? Với cá nhân khác nhau thì cần bổ sung lượng lutein cũng khác nhau, nhưng chưa có nghiên cứu khẳng định việc phải cần cao nhiêu lutein cho mỗi ngày. Khuyến cáo rằng, nếu dùng lượng lutein nhiều có thể có tác dụng phụ không mong muốn khi kết hợp với thuốc khác. Tuy nhiên, chưa có kết quả cụ thể về hậu quả dùng lutein hoặc zeaxanthin quá nhiều. Trường hợp người ăn nhiều cà rốt, hoặc lượng lớn trái cây như cam vàng sẽ khiến da trở lên vàng, điều này khiến nhiều người nhẫm lẫn với bệnh da vàng. Do đo, cải thiện bằng cách cắt giảm lượng thức ăn có nhiều lutein sẽ làm màu da bớt vàng trở lại. Chưa chính thức khuyến nghị lượng lutein cho mỗi ngày, nhưng một số những mẫu nghiên cứu thử nghiệm cho thấy lợi ích cho sức khỏe khi dùng 6 đến 20 miligam mỗi ngày thông qua thực phẩm hoặc thực phẩm bổ sung, trường hợp về mắt do tuổi tác được khuyên dùng 10 miligam mỗi ngày. Bổ sung lutein cho trẻ Với trẻ sinh non tháng lutein có thể cải thiện sự trưởng thành của tế bào thần kinh và nó chiếm ưu thế trong sự phát triển não bộ, nó đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thần kinh ở trẻ sơ sinh, liên quan đến trí nhớ và học tập. Trẻ sơ sinh được bổ sung lutein ngay sau khi sinh ra sẽ làm giảm quá trình oxy hóa của tế bào gốc có hại. Với những trẻ sơ sinh tuổi từ 0-3 tuổi lượng dinh dưỡng cho bé được cung cấp từ nguồn sữa mẹ, do đó người mẹ có thể bổ sung lượng lutein bằng cách những thực phẩm nói trên. Trẻ ở độ tuổi ăn dặm cung cấp lutein cho trẻ bằng cách sử dụng các thực phẩm thức ăn giàu chất lutein hoặc thực phẩm bổ sung liều lượng 6 miligam mỗi ngày. Tham khảo chuyên mục bếp của Mami