Việc quyết định cắt tầng sinh môn khi sinh thường gặp trong những ca sinh đẻ thường gặp khó khăn lúc đẻ, giúp bé được đưa ra dễ dàng hơn. Sau khi người mẹ sinh em bé xong và công cuộc sinh nở hoàn tất, bác sĩ sẽ khâu vết cắt lại. Tuy nhiên, vết khâu này sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi. Vậy làm thế nào để chăm sóc vết khâu đúng cách, tránh các biến chứng xảy ra? Cách phục hồi vết khâu tầng sinh môn Phục hồi vết khâu tầng sinh môn tùy phụ thuộc vào vị trí vết cắt, độ dài cũng như vị trí vết cắt. Ngoài ra, việc phục hồi vết khâu cũng phụ thuộc vào khả năng đề kháng và mức độ hồi phục nhanh chậm của mỗi người. Tuy nhiên, để phục hồi một vết khâu cách thuận lợi và làm giảm đau nên tuân thủ những nguyên tắc chung sau: 1. Giữ gìn vệ sinh vết khâu tầng sinh môn sạch sẽ Cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ ít nhất 2 lần, cần rửa sạch sẽ sau khi đi đại tiện cũng. Tắm bằng nước ấm và sử dụng nước ấm rửa từ từ âm đạo và vùng tầng sinh môn, rửa nhẹ nhàng sau đó lau khô. Khi dịch sản ra, dùng băng vệ sinh chứ không dùng tampon. Nếu sử dụng các loại nước rửa sát trùng cần được bác sĩ chỉ định, hoặc đã xác nhận có thể dùng. 2. Dành thời gian nghỉ ngơi Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, không tham gia bất kỳ công việc không cần thiết nào. Tiết kiệm năng lượng để chăm sóc bé và chăm sóc bản thân, điều này sẽ giúp cơ thể bạn chữa lành vết thương nhanh hơn. Tránh các hoạt động mạnh như chạy bộ, đi xe đạp, nâng tạ cho đến khi vết thương đã được bác sĩ thông là đã ổn hơn. 3. Chườm nước đá hoặc túi lạnh Sau khi sinh dùng túi nước đá hoặc túi lạnh đặt trên vùng đau trong 10 đến 20 phút mỗi lần để giảm sưng và khó chịu, dùng lớp khăn vệ sinh bọc bên ngoài và đặt chúng trên vết thương, thay nước đá hoặc túi lạnh mới sau mỗi 12 giờ. 4. Tránh táo bón Cần uống nhiều nước và nạp đủ chất xơ trong chế độ ăn uống để ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, có thể dùng các chất hoặc một số loại thuốc uống hỗ trợ làm mềm phân. 5. Kiêng quan hệ tình dục Việc quan hệ tình dục sau khi sinh sẽ khiến phụ nữ đau đớn, làm chậm khả năng hồi phục sau khi khâu. Do đó nên tránh quan hệ tình dục trong khoảng thời gian này. 6. Dùng thuốc giảm đau Dùng thuốc giảm đau được bác sĩ kê đơn đều đặn để làm giảm đau đớn, tuy nhiên một số thuốc tránh dùng trong thời gian cho con bú. 7. Tránh chạm vào vết khâu Khi cần thiết chạm vài vết khâu hãy rửa tay sạch sẽ, vì vi khuẩn có thể có sống trên da hoặc móng tay của bạn. Hơn nữa, khi ngứa nếu gãi hoặc sờ kéo vết khâu sẽ khiến vết khâu bị nhiễm trùng. 8. Ăn mặc và di chuyển Nên ăn mặc quần thoải mái dễ chịu và thoáng. Đi lại cần chú ý khép mở chân ở mức độ vừa phải, khi thay đổi các tư thế phải làm từ từ. Trong những ngày đầu hãy ở tư thế nằm nhiều hơn là đứng hoặc ngồi. 9. Lên lịch hẹn kiểm tra vết khâu thường xuyên Việc đặt lịch sẽ giúp bác sĩ quan sát và chẩn đoán tiến độ hồi phục vết khâu của bạn. Hơn nữa, khi có triệu chứng bất thường sẽ được bác sĩ phát hiện sớm và đưa ra cách điều trị kịp thời. 10. Tham khảo thêm các cách chăm sóc hồi phục khác Có thể tham khảo thêm các cách chăm sóc hồi phục vết khâu tầng sinh môn từ bác sĩ, các chuyên gia sức khỏe sản phụ... Triệu chứng nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn. Việc phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng hoặc bất ổn của vết khâu có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như sau: Sưng đỏ xung quanh các mũi khâu (bạn có thể quan sát qua gương). Cảm giác vết khâu trở lên đau đớn hơn và đau dai dẳng Thấy máu hoặc mủ dịch chảy ra ở chỗ khâu. Có mùi hôi không bình thường từ âm đạo hoặc từ vết khâu Sốt Khi thấy những biểu hiện như trên cần đi khám sớm để bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời, tránh để lại biến chứng không mong muốn, gây ra những cản trở trong cuộc sống sau này. Vì sao cần massage (mát-xa) tầng sinh môn?