Trong thời gian của thai kỳ, phụ nữ rất thường hay gặp vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy. Với một số phụ nữ, tiêu chảy thường phổ biến trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3. Bị tiêu chảy trong thai kỳ xuất phát từ việc thay đổi hormone (hóc môn), thay đổi chế độ ăn uống và căng thẳng. Nguyên nhân chủ yếu khiến bà bầu bị tiêu chảy Chế độ ăn thay đổi: Trong khi mang thai, do cần đảm bảo các chất dinh dưỡng cho bé nên thai phụ thay đổi chế độ ăn đột ngột, điều này đôi khi gây khó chịu cho dạ dày và khiến bạn bị tiêu chảy. Nhạy cảm với thực phẩm mới: Khi mang thai sức đề kháng trở lên yếu hơn, một số phụ nữ trở lên nhạy cảm với thức ăn dễ dẫn đến bị đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy. Hormone thay đổi: Khi mang thai sẽ khiến hormone thay đổi, nó là nguyên nhân khiến thai phụ gặp rắc rối trong tiêu hóa. Khi hormone làm cho hệ thống tiêu hóa của bạn chậm lại sẽ gây ra táo bón, nhưng nếu hormone làm cho hệ thống tiêu hóa tăng tốc sẽ khiến bạn bị tiêu chảy. Dùng vitamin: Dùng một số vitamin trước khi sinh tốt cho sức khỏe người mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, một số vitamin này sẽ làm bạn bị đau hại dạ dày và gây ra tiêu chảy. Do căng thẳng hoặc lo lắng: Trường hợp bạn bị căng thẳng hoặc lo lắng trong lúc mang thai có thể gây suy yếu hệ tiêu hóa và khiến bạn rối loạn hệ miễn dịch đường ruột. Dấu hiệu mất nước khi tiêu chảy Tiêu chảy có thể nhẹ và sớm khỏi, nhưng nếu tiêu chảy nghiêm trọng sẽ khiến bạn mất nước. Mất nước trong thai kỳ sẽ rất nguy hiểm cho người mẹ và ảnh hưởng đến thai nhi, một số dấu hiệu mất nước như sau: Đi tiểu ít Nước tiểu có màu vàng đậm hoặc màu cam Nước tiểu có mùi nồng Khô miệng Đau đầu Cảm thấy chóng mặt Một số nguyên nhân khác khiến tiêu chảy ngoài việc mang thai Không hẳn là bạn bị tiêu chảy là do bạn đang mang thai, một số nguyên nhân khác khiến bạn bị tiêu chảy là do: Vi rút Vi khuẩn Viêm dạ dày Ký sinh trùng đường ruột Các bệnh rối loạn đường ruột như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, hội chứng kích thích ruột. Ngộ độc thực phẩm Thuốc Bị tiêu chảy khi mang bầu có nguy hiểm không? Có thể gây sảy thai không? Tiêu chảy không gây sảy thai nếu như bạn không có những triệu chứng khác. Việc bị tiêu chảy hiếm khi đe dọa tính mạng, tuy nhiên bạn không nên xem nhẹ vì một số lý do sau: Tiêu chảy sẽ khiến bạn bị mất nước, nếu nghiêm trọng có thể gây tử vong, hoặc ảnh hưởng và gây ra các biến chứng cho thai nhi. Khi bị tiêu chảy có thể do bạn bi ngộ độc thức ăn, có thể bạn bị nhiễm khuẩn khi ăn phải thực phẩm có vi khuẩn listeria, nó có thể đi qua nhau thai và khiến thai nhi gặp nguy hiểm, do vậy bạn nên đi khám bác sĩ nếu nghi ngờ mình bị ngộ độc. Vào cuối thời kỳ thai, nếu bị tiêu chảy sẽ khiến mất nước, mất chất lỏng trong cơ thể sẽ kích thích tử cung co bóp có thể dẫn đến chuyển dạ hoặc sinh non. Khi bị tiêu chảy nên ăn gì và tránh ăn gì? Điều quan trọng là không bị mất nước, vì vậy khi bị mất nước hãy tăng lượng chất lỏng của bạn bằng cách uống nước, uống nước trái cây cũng như nước trong súp hoặc nước canh. Ăn: Các loại thực phẩm như chuối và gạo, sốt táo, bánh mì nướng, có thể giúp bạn bù lại lượng nước đã bị mất. Các thực phẩm khác cũng hỗ trợ trong việc bù nước khi bị tiêu chảy bao gồm: Cháo bột yến mạch, khoai tây để vỏ luộc hoặc nướng sau đó bóc vỏ khi ăn, gà nướng bỏ không ăn da, súp gà. Uống: Các loại nước uống thể thao, các loại nước ép trái cây, soda không có caffein cũng sẽ ngăn ngừa mất nước. Các loại thực phẩm nên tránh: Ngoài việc không nên ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ rán và đồ cay, để tránh bị đầy hơi không nên ăn các thực phẩm nhiều chất xơ và 1 số đồ uống như: Rượu, chất ngọt nhận tạo, đậu, quả mọng, súp lơ xanh, súp lơ trắng, cải bắp, đậu gà, cà phê, ngô, kem, các loại rau lá xanh, sữa, đậu hà lan, ớt, mận khô, trà. Hơn nữa, cần chú ý tránh ăn các loại thực phẩm dễ kích ứng ruột khi tiêu chảy như hành tỏi, rau sống, loại trái cây có múi, thịt mỡ. Cách điều trị tiêu chảy khi mang thai Cần thời gian: Hầu hết các trường hợp tiêu chảy sẽ hết trong 3 ngày. Tuy nhiên, nếu bạn bị tiêu chảy 3 ngày mà không khỏi thì có thể đây là do các kết quả của việc ngộ độc thực phẩm, vi rút hoặc vi khuẩn đường ruột. Tránh các thực phẩm có vấn đề: Tránh một số thực phẩm gây tiêu chảy hoặc khiến tiêu chảy nặng hơn như những thực phẩm nhiều chất mỡ béo, đồ chiên, đồ cay, sữa tươi, hoặc tránh đầy hơi thì không nên ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Đi khám: Đi khám bác sĩ nếu bạn bị tiêu chảy quá 2-3 ngày mà không dừng lại, bác sĩ có thể kiểm tra để xác định nguyên nhân. Kiểm tra thuốc: Kiểm tra lại thuốc bạn đang sử dụng, khi điều chỉnh lại thuốc uống thể làm tiêu chảy dừng lại, nếu không thì có thể hỏi ý kiếm tham khảo của bác sĩ về việc điều chỉnh lại thuốc bạn đang dùng. Bà bầu đi du lịch cần chú ý gì để không bị tiêu chảy? Tránh dùng nước máy ở các vùng cao để uống hoặc đánh răng vì khả năng nước ở đây không được lọc sạch là rất cao. Tránh ăn uống thực phẩm từ những người bán hàng rong Tránh các khi vực không có vệ sinh đầy đủ Tránh ăn các loại cây không thể gọt vỏ hoặc bạn không thể tự gọt vỏ.