Khi mang thai, phụ nữ thường bị ngứa vùng kín, việc bị ngứa này được coi là bình thường và thường xuất hiện vào trong những thời điểm nhất định trong thai kỳ. Nhiều nguyên nhân gây ra ngứa ngáy âm đạo, cơ thể thay đổi cũng là một trong những lý do. Ngoài ra, còn những nguyên nhân tiềm ẩn khác làm ngứa mà không liên quan đến thai kỳ của bạn. Vậy những nguyên nhân nào gây ra ngứa và phải xử lý ra sao? Một số nguyên nhân gây ngứa âm đạo Viêm âm đạo do vi khuẩn Khi mất sự cân bằng giữa vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu tại vùng âm đạo sẽ gây ra viêm âm đạo. Những viêm nhiễm này không chỉ xảy ra khi không mang thai, những phụ nữ có hoạt động tình dục cũng thường xảy ra việc viêm nhiễm này. Triệu chứng: Có hư khí đục hoặc xám,ngứa, rát, đỏ, có mùi tanh đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục. Khô âm đạo Đối với một số người, việc thay đổi nội tiết tố có thể gây khô âm đạo trong thai kỳ. Lượng progesterone thấp cũng có thể gây khô âm đạo, vì đây là hormone cần thiết để duy trì cho thai kỳ. Việc khô âm đạo sẽ khiến bạn bị đỏ, hoặc bị kích thích và đau khi quan hệ tình dục. Nếu như bạn gãi ngứa, tình hình trở nên tồi tệ hơn! Lượng tiết dịch âm dạo tăng Trong thai kỳ chất nhầy cổ tử cung và lượng dịch tiết âm đạo tăng, điều này cũng làm cho tử cung và thành âm đạo bị mềm và nhạy cảm hơn. Một loại dịch được tiết ra để bảo vệ âm đạo khỏi nhiễm trùng, nhưng nó cũng gây kích ứng khiến bạn ngứa ngáy và đỏ rát. Nhạy cảm với sản phẩm Khi mang thai, âm đạo của bạn sẽ căng và nhạy cảm hơn bình thường. Những sản phẩm trước đây bạn dùng sẽ không sao, nhưng giờ đây khi mang thai nó có thể gây kích ứng da. Một số loại sản phẩm này bao gồm: Nước rửa vệ sinh, xà bông tắm, sữa tắm, bọt tắm. Điều trị: Tránh sử dụng các sản phẩm có mùi hương, hóa chất hoặc chất kích thích. Ứ mật trong thai kỳ Hormone trong thai kỳ ảnh hưởng đến chức năng của gan, làm chậm hoặc ngừng dòng chảy của mật. Trong gan chứa túi mật và nó sản xuất ra mật, nó cần thiết cho sự phân hủy chất béo trong tiêu hóa. Khi dòng bị ngừng hoặc chậm lại, sẽ gây ra sự tích tụ axit trong gan và có thể tràn vào máu, các mô. Do đó nó gây ra ngứa, ngứa cực độ ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Ngứa có thể bắt đầu ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, bao gồm cả khu vực âm đạo. Triệu chứng: Ngứa, đặc biệt là ở chân tay. Màu nước tiểu đậm Đau tức bụng phía bên phải Mỏi mệt, kiệt sức Ăn mất ngon và muộn phiền Vàng da Buồn nôn Điều trị Vì ứ mật không những gây ngứa ngáy khó chụi mà còn có nguy cơ gây suy thai, do đó có phương pháp điều trị bao gồm tốt cho mẹ và bé. Một số phương pháp áp dụng như: Dùng thuốc chống ngứa Thuốc làm giảm nồng độ axit mật ursodeoxycholic Tắm nước lạnh, khi làm giảm nhiệt độ sẽ làm chậm lưu lượng máu trong cơ thể Dùng thuốc làm tăng sự trưởng thành phổi của bé như thuốc Dexamethasone. Bổ sung vitamin K cho em bé trước khi sinh và lập lại 1 lần nữa khi em bé được sinh ra để ngăn ngừa xuất huyết nôi sọ. Rễ cây bồ công anh và cây kế sữa là những chất tự nhiên có lợi cho gan. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu kỹ với nhà cung cấp dịch và vụ chăm sóc sức khỏe trước khi dùng chúng. Các xét nghiệm hai tuần một lần liên quan đến theo dõi tim thai và nhịp đập. Xét nghiệm máu thường xuyên, theo dõi cả nồng độ huyết thanh mật và chức năng gan. Một số bệnh thường gặp viêm nhiễm âm đạo thường gặp trong thai kỳ Nhiễm nấm âm đạo Trong thay kỳ, khi nội tiết tố thay đổi sẽ làm phá vỡ độ pH ở âm đạo làm chênh lệch axit và kiềm ở âm đạo khiến một số nấm vi khuẩn có hại sinh sôi nảy nở, đặc biệt là sự phát triển quá mức của Candida, một loại nấm sống tự nhiên trong âm đạo. Triệu chứng: Ngứa, rát và thấy nhiều dịch tiết âm đạo giống như phô mai, nóng rát khi đi tiểu. Điều trị: Dùng một loại thuốc chống nấm OTC hoặc thuốc loại kem để đưa vào âm đạo. Khuyến cáo không dùng fluconazole (Diflucan), vì thuốc kháng nấm được kê đơn này có liên quan đến việc tăng nguy cơ sảy thai và không nên dùng trong khi mang thai. Phòng ngừa: Mặc đồ lót bằng vải cotton nó sẽ cho giúp không khí lưu thông, tránh môi trường bí nóng. Ngủ mà không có đồ lót có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Uống nước để giúp loại bỏ độc tố, uống ít nhất tám ly nước mỗi ngày. Đi tiểu thường xuyên để giúp loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng. Ăn carbohydrate hỗn hợp và ngũ cốc nguyên hạt thay vì đường tinh luyện để giúp giảm các yếu tố môi trường cho nhiễm trùng. Sử dụng sữa chua thường xuyên. Chất Lactobacillus được tìm thấy tự nhiên trong sữa chua, là một loại vi khuẩn có lợi cho việc tiêu hóa hợp lý và được biết là giúp ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo. Nhiễm trùng đường tiết niệu Trong thai kỳ tử cung sẽ mở rộng, nó nằm trên bàng quang và có thể tạo một lực lớn đè lên trên bàng quang. Ngoài ra, nó còn gây trở lại việc thoát nước tiểu của bàng quang và gây ra nhiễm trùng. Đây cũng là lý do phụ nữ có thai nhiễm trùng đường tiết niệt cao. Việc nhiễm trùng này có thể gây ra bởi vi khuẩn đường tiết niệu, ngoài ra vi khuẩn nhóm B(GBS) có thể gây hại cho trẻ sơ sinh, do đó nên chuyện với bác sĩ để kiểm tra trong thai kỳ. Triệu chứng: Buồn đi tiểu thường xuyên và khẩn cấp, đau bụng, ngứa và nóng rát âm đạo, thấy máu trong nước tiểu, đau khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, với một số người khi mắc GBS thường không biểu hiện triệu chứng nào cả. Điều trị GBS: Nếu bạn xét nghiệm dương tính với GBS, bạn sẽ nhận được thuốc kháng sinh trong khi sinh để bạn không truyền bệnh cho con. Phòng ngừa: Thật không may, vì không có cách nào có thể phòng ngừa ngăn chặm GBS. Viêm nhiễm vi khuẩn lây qua đường tình dục Một số loại vi khuẩn được truyền qua đường tình dục chẳng hạn như herpes, HPV và trichomonas, chúng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị ngứa âm đạo. Triệu chứng: Phát ban, cảm giác nóng rát, nổi mụn cóc, cúm sốt và có dịch âm đạo màu xanh hơi vàng và có mùi hôi. Điều trị: Bác sĩ rất có thể sẽ điều trị cho bạn bằng kháng sinh đường uống như Metronidazole và Tinidazole. Phòng ngừa: Hãy kiểm tra để nếu bạn hoặc đối tác của bạn mắc bệnh, bạn có thể điều trị trước khi quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm. Cố định một đối tác tình dục để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. . Sử dụng bao cao su để giúp ngăn ngừa lây nhiễm bệnh này nếu bạn hoặc đối tác của bạn mắc bệnh này. Chấy rận mu (Peesulosis) Nếu bạn bị ngứa dữ dội xung quanh lông mu, đó có thể là do chấy Peesulosis cắn. Chấy rận Peesulosis là loài côn trùng nhỏ bé hút máu người, chúng dễ lây lan và có thể thấy chúng ở những nhà vệ sinh công cộng hoặc thông qua quan hệ tình dục. Điều trị: Peesulosis phải được điều trị bởi bác sĩ. Bản thân bạn cần phải khử nhiễm hoàn toàn bộ đồ giường và quần áo. Không sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị chấy hóa học mà không hỏi bác sĩ trước. Nguyên tắc chung phòng tránh viêm nhiễm âm đạo khi mang thai Có thể khó tránh khỏi ngứa âm đạo khi mang thai, nhưng nếu bạn chủ động thực hiện một số nguyên tắc có thể giúp ích cho bạn trong việc phòng ngừa lây nhiễm âm đạo. Nên cố gắng thực hiện những lời khuyên sau: Cố gắng giữ pH âm đạo của bạn trong phạm vi lành mạnh bằng cách ăn sữa chua. Bạn cũng có thể uống Lactobacillus bổ sung acidophilus hàng ngày qua sự đồng ý của bác sĩ. Mặc đồ lót làm từ cotton hoặc vải thoáng khí khác. Tránh mặc quần áo quá chật. Thay quần áo ẩm ngay lâp tức, chẳng hạn như sau khi mặc đồ tắm hoặc trang phục tập thể dục. Tránh sử dụng các sản phẩm có mùi hương, hóa chất hoặc chất kích thích. Thực hành vệ sinh tốt, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, luôn uôn lau khô từ trước ra sau. Đừng thụt rửa vào bên trong, vì khi thụt rửa sẽ làm thay đổi cân bằng pH tự nhiên của âm đạo. Cố gắng giảm mức độ căng thẳng của bạn bằng yoga trước khi sinh, tập thiền hoặc các động tác hít thở sâu. Baking Soda: Thoa bột baking soda vào vùng bị ngứa hoặc thêm baking soda vào nước tắm của bạn và sử dụng nó để rửa vùng âm đạo của bạn để làm dịu ngứa và viêm. Một miếng gạc lạnh hoặc khăn lạnh được đặt áp bên cạnh có thể làm giảm ngứa. Nếu da âm đạo nhạy cảm, hãy dùng nước lạnh để rửa, vì nước nóng có thể làm tăng kích ứng Chú ý: Trong khi mang thai một số thuốc không được sử dụng hoặc khuyến cáo hạn chế sử dụng, bởi nó ảnh hưởng đến thai nhi của bạn. Do đó, khi dùng bất kỳ loại thuốc nào đều phải qua chỉ dẫn của bác sĩ, hoặc các chuyên gia chăm sóc sứa khỏe thai nhi. Ngứa âm đạo khi mang thai rất phổ biến và có thể được điều trị phù hợp bởi bác sĩ sau khi xác định nguyên nhân. Nên ghi nhớ, giữ âm đạo sạch sẽ và khô ráo để tránh kích ứng. Không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị ngứa âm đạo, mà không hỏi bác sĩ trước. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, để có phương pháp điều trị thích hợp cho chứng ngứa âm đạo khi mang thai. Nếu tình trạng ngứa và bị đau kéo dài hoặc có mùi hôi, hoặc nhận thấy bất cứ điều gì bất thường trong khu vực âm đạo như loét, vết cắt, vết loét hoặc nổi da gà, cần găp bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị kịp thời. Đọc thêm: Vì sao phải cắt rạch tầng sinh môn khi sinh?