Không chỉ những đứa trẻ biếng ăn mới mang đến nỗi lo cho các ông bố, bà mẹ mà cả những đứa trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân cũng là một nỗi lo không kém. Vậy, đâu là nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân? 1. Chế biến thực phẩm chưa đúng cách làm giảm hoặc mất đi chất dinh dưỡng trong món ăn Một số sai lầm của mẹ khi chế biến thực phẩm cho trẻ như: mẹ nấu thực phẩm quá lâu, nhiệt độ quá cao, chiên rán nhiều, xay nhuyễn đồ ăn, hâm lại thức ăn nhiều lần hay mua thực phẩm để sẵn trong nhiều ngày,… là những thói quen nấu nướng của mẹ vô tình làm mất đi các loại vitamin và khoáng chất dẫn đến bữa ăn cho trẻ không đảm bảo đủ dinh dưỡng. 2. Chế độ dinh dưỡng chưa cân đối dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng Nhiều bà mẹ chưa nắm rõ kiến thức về 5 nhóm thực phẩm thiết yếu cho sự phát triển của trẻ bao gồm chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và chất khoáng nên việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ còn chưa đúng cách hoặc thiếu đa dạng. Nếu những bữa ăn không đủ dưỡng chất và vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ thì dù trẻ có ăn nhiều đến mức nào cũng không thể tăng cân được. Việc ăn nhiều rau quả nhưng thiếu hụt tinh bột, protein, chất béo hoặc ngược lại là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ chậm lớn. Chưa kể đến việc mẹ cho trẻ ăn không đúng cách: những bữa ăn thất thường, không đều đặn khiến cho nhịp tiêu hóa của bé bị rối loạn ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dưỡng chất. Ngoài ra việc cho bé ăn quá nhiều vào một lần khiến cho hệ tiêu hóa bị quá tải và hấp thu không tốt. Bên cạnh đó việc ăn quá nhiều một loại thức ăn cũng khiến cho trẻ thiếu chất này, thừa chất kia ảnh hưởng đến quá trình tăng cân của trẻ. Trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng không được cung cấp đủ dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng, hoặc chỉ ăn 1 số món yêu thích dẫn tới tình trạng thiếu chất dinh dưỡng. 3. Khả năng hấp thu dưỡng chất kém Khi hệ tiêu hóa của bé không cung cấp đủ lượng men tiêu hóa cần thiết hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh điều trị các bệnh như: viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản,… làm cho hệ khuẩn có ích ở đường ruột bị kháng sinh tiêu diệt. Điều này khiến cho chỉ một lượng nhỏ thức ăn được chuyển hóa thành chất dinh dưỡng và năng lượng nuôi cơ thể dẫn đến bé bị thiếu hụt dưỡng chất mặc dù bé ăn nhiều, hay đủ chất dinh dưỡng. Một thói quen khá sai lầm của không ít bà mẹ khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ không cung cấp đủ lượng men tiêu hóa đó là việc cho trẻ ăn kết hợp xem ti vi, quảng cáo hoặc chơi các trò chúng yêu thích trên điện thoại, ipad,.. lúc đó đứa trẻ như một cỗ máy chỉ biết há miệng, nhai và nuốt. Trẻ không tập trung vào ăn uống, sẽ dẫn đến khó tiêu, giảm tiết men cho trẻ tiêu hóa… 4. Bé bị giun Ở nước ta, tình trạng nhiễm giun sán rất phổ biến ở trẻ em. Bệnh giun sán tuy không quá nguy hiểm nhưng khi giun, sán có trong bụng bé sẽ hút bớt một lượng dinh dưỡng trong thức ăn đưa vào cơ thể. Tình trạng trẻ bị nhiễm giun sán kéo dài mà không được tẩy giun kịp thời sẽ dẫn đến việc bé ăn nhiều nhưng vẫn không đủ dưỡng chất để tăng cân.