Nhau thai là hệ thống hỗ trợ của em bé trong bụng mẹ, nhau thai đem lại chất dinh dưỡng, oxy và xử lý chất thải của em bé. Nếu nhau thai không hoạt động bình thường, em bé sẽ có nguy cơ gặp vấn đề về sức khỏe. Nhau thai bám thấp hay còn gọi là nhau tiền đạo, là trong những tháng cuối của thai kỳ nhau xuống thấp hơn, có thể che một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung (lối vào tử cung). Tình trạng này có thể gây chảy máu nghiêm trọng trước hoặc trong khi chuyển dạ. Đến cuối thai kỳ, nhau thai rộng khoảng 20 cm và sâu 2,5cm. Nó chứa đầy các mạch máu phức tạp, nó có thể gây chảy máu nặng nếu bị xáo trộn hoặc vỡ trong cuối thai kỳ hoặc trong khi sinh. Các dạng của nhau bám thấp (nhau tiền đạo) Triệu chứng của nhau bám thấp Triệu chứng chủ yếu của nhau bám thấp là chảy máu. Hơn nữa, nếu xuất hiện những triệu chứng dưới đây đều cần được cứu chữa chăm sóc y tế ngay lập tức. Bị chuột rút hoặc đau nhói Chảy máu, có dừng lại và lại bắt đầu sau ngày hoặc vài tuần sau. Chảy máu sau khi quan hệ tình dục Chảy máu trong giai đoạn cuối của thai kỳ Các yếu tố khiến nguy cơ nhau bám thấp bao gồm: Vị trí bất thường của em bé Từng có các phẫu thuật trước đó liên quan đến tử cung ví dụ như sinh mổ, phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung, nong cổ tử cung hoặc nạo lòng cổ tử cung. Mang thai với cặp song sinh hoặc nhiều thai. Từng có tiền sử sảy thai Nhau thai lớn Tử cung có hình dạng bất thường Đã từng sinh con Từng chẩn đoán có khả năng nhau bám thấp Người mẹ trên 35 tuổi Là người châu Á Là người hút thuốc Biến chứng của nhau bám thấp Khi chuyển dạ, cổ tử cung sẽ mở ra để em bé di chuyển vào ống âm đạo để được sinh ra. Nếu nhau thai ở phía trước cổ tử cung, nó sẽ bắt đầu tách ra khi cổ tử cung mở ra và sẽ gây chảy máu bên trong. Điều này cần được được bác cấp cứu khẩn cấp, nếu không được can thiệt y tế, ngay cả khi em bé sinh non người mẹ có thể bị chảy máu đến chết. Khi nhau bám thấp sẽ gây nhiều rủi ro cho người mẹ khi sinh đẻ bằng cách đẻ thường. Người mẹ có thể gặp phải tình trạng xuất huyết nghiêm trọng khi chuyển dạ lúc sinh nở, hoặc sau đó vài giờ. Các dạng của nhau bám thấp Có 4 loại nhau bám thấp và nó sẽ ảnh hưởng tới người mẹ theo từng mức độ. Tùy thuộc vào mức độ của nhau bám thấp, để quyết định người mẹ nên sinh thường hay sinh mổ. Một phần: Nhau thai chỉ che một phần lỗ cổ tử cung, trường hợp này vẫn có thể dinh thường đường âm đạo. Nhau bám thấp: Loại này thường bắt đầu vào đầu cho đến giữa thai kỳ, nhau thai nằm ở rìa cổ tử cung, có nhiều khả năng vẫn sinh thường đường âm đạo. Nhau nằm ở mép biên: Nhau thai bắt đầu phát triển ở đáy tử cung nó dịch chuyện vào cổ tử cung nhưng không che tử cung. Vì đường viền của nhau thai chạm vào lối mở của cổ tử cung, bất kỳ sự chồng chéo nào trong quá trình chuyển dạ đều có thể gây chảy máu nhỏ. Tuy nhiên, vẫn có thể an toàn khi sinh thường Hoàn toàn: Đây là loại nghiêm trọng nhất, nhau thai sẽ bao phủ toàn bộ cổ tử cung. Trường hợp này cần được bác sĩ xử lý cấp cứu khẩn cấp, nếu nghiêm trọng em bé có thể phải được sinh non. Với tất cả các loại, nếu chảy máu nặng hoặc không kiểm soát được có thể cần phải sinh mổ khẩn cấp để bảo vệ người mẹ và em bé. Điều trị nhau nhau bám thấp Các bác sĩ sẽ quyết định các cách điều trị nhau thai của bạn dựa trên: Lượng máu chảy của người mẹ (đây điều chính khiến bác sĩ cần đưa ra quyết định) Thời gian mang thai bao lâu Tình trạng sức khỏe của em bé Vị trí của nhau thai và vị trí em bé Lượng máu rất ít Đối với các trường hợp nhau tiền đạo có rất ít máu hoặc không chảy máu, bác sĩ có thể sẽ đề nghị nghỉ ngơi tại giường, nghỉ ngơi trên giường càng nhiều càng tốt, và chỉ đứng và ngồi khi thật cần thiết. Người mẹ cũng sẽ được yêu cầu tránh quan hệ tình dục và không vận động mạnh. Nhưng nếu xuất hiện chảy máu nhiều trong thời gian này, nên được chăm sóc của bác sĩ càng sớm càng tốt. Chảy máu nhiều Các trường hợp chảy máu nặng có thể yêu cầu nghỉ ngơi tại và chăm sóc bệnh viện. Tùy thuộc vào lượng máu bị mất mà người mẹ có thể cần truyền máu. Ngoài ra, còn có thể cần dùng thuốc để ngăn ngừa chuyển dạ sớm. Trong trường hợp chảy máu nặng, sẽ lên lịch sinh để mẹ và bé được an toàn - tốt nhất là sau 36 tuần. Nếu cần được cấp cứu sinh mổ, em bé có thể được tiêm corticosteroid để tăng tốc độ phát triển của phổi. Chảy máu không kiểm soát Trong trường hợp chảy máu không kiểm soát được, việc sinh mổ khẩn cấp sẽ phải được thực hiện ngay.